Cao tốc TPHCM Mộc Bài giúp cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa TPHCM và Campuchia thuận tiện. Việc xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc liên vùng, liên quốc gia sẽ tạo ra hành lang vận tải giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á, góp phần mở rộng giao lưu kinh tế – văn hóa với các nước.
SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN CAO TỐC SÀI GÒN ĐI MỘC BÀI
Có rất nhiều lý do để Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tuyến cao tốc này:
– Phá thế độc đạo cho Quốc lộ 22
Quốc lộ 22 dài 59km xuất phát từ ngã tư An Sương đến cửa khẩu Mộc Bài. Đây là tuyến đường xuyên Á kết nối TP Hồ Chí Minh và Phnom Penh. Dự án được khởi công xây dựng vào năm 1999, đưa vào sử dụng từ 2002.
Trong hơn 20 năm qua, công trình đã góp phần liên kết vùng, quá trình thông thương, vận tải giữa TP.HCM – Tây Ninh nói riêng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Hiện nay, do dân số và phương tiện tăng quá nhanh khiến tuyến đường bị quá tải nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn An Sương – Củ Chi. Tình trạng tắc đường; tai nạn giao thông; đường bị lún hay các ổ voi, ổ gà xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng đến việc di chuyển, tính mạng và tiền bạc của người dân.
Trên cơ sở đó, việc lập dự án đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài là hoàn toàn hợp lý. Tuyến đường quy hoạch sẽ chạy song song với Quốc lộ 22, cách 3-5km.
– Hoàn thiện hạ tầng giao thông phía Tây thành phố
Hiện nay, hạ tầng giao thông khu vực này còn chưa được đầu tư. Tất cả các đường Quốc lộ, tỉnh lộ đã được xây dựng cách đây từ 10 năm ít được nâng cấp, mở rộng.
Dự án này sẽ là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện một hạ tầng giao thông hiện đại, thông minh phía Tây TPHCM trong giai đoạn tới. Bên cạnh tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương – Tây Ninh.
– Tăng cường liên kết vùng để phát triển KT – XH
Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh đều nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, hơn chục năm qua hạ tầng giao thông toàn vùng không có sự khác biệt.
Nhiệm kỳ gần đây, Trung ương đã quan tâm ưu tiên tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách để xây dựng một kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cho vùng.
Dự án duong cao toc TPHCM – Tay Ninh; TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường Vành đai 3; đường Vành đai 4 là những công trình quan trọng nhất.
Tất cả hệ thống giao thông này có vai trò kết nối sản xuất với tiêu thụ, giữa Đông Nam Bộ với vùng khác; giữa Việt Nam với quốc tế và đáp ứng nhu cầu đi lại của con người; đảm bảo được mối liên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất. Từ đó, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân trong vùng cũng như của cả nước.
– Giải quyết bài toán giãn dân cho thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 9 triệu người nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm. Vùng Hóc Môn – Củ Chi đất đai rộng lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp nhưng dân cư còn rất thưa thớt.
Thành phố đã quy hoạch nhiều khu đô thị lớn tại đây, nổi bật là Khu đô thị Tây Bắc rộng 6000ha nhưng chưa thu hút được người dân về sinh sống. Nguyên nhân là do vị trí quá xa trung tâm nên đi lại bất tiện, tiện ích còn thiếu khá nhiều.
Đường cao tốc Củ Chi Mộc Bài được kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều dự án đầu tư nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động. Lúc đó, nhu cầu mua nhà ở tại chỗ sẽ tăng cao, phần nào giải quyết được bài toán giãn dân của thành phố. Vì khu đô thị được quy hoạch đầy đủ các chức năng: dịch vụ; thương mại; y tế; văn hóa; giáo dục; thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí.
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CAO TỐC TPHCM MỘC BÀI 2021
Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở giao thông vận tải TP.HCM chia sẻ các thông tin mới nhất về dự án này:
– Chủ đầu tư: Ủy ban nhân nhân Thành phố Hồ Chí Minh.
– Chiều dài toàn tuyến: 53.5km. Chia làm 2 phân đoạn đầu tư:
- Đoạn Hóc Môn – Trảng Bàng: 8 làn xe, 33km.
- Đoạn Trảng Bàng – Mộc Bài: 6 làn xe, 20.5km.
– Địa bàn đi qua: TP HCM (huyện Hóc Môn và Củ Chi) và tỉnh Tây Ninh (huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu).
– Điểm đầu dự án: Nút giao với Vành đai 3 tại Hóc Môn.
– Điểm cuối dự án: Khu kinh tế Mộc Bài huyện Bến Cầu.
– Hình thức đầu tư: Đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT).
– Vốn đầu tư: 15.900 tỷ đồng (giai đoạn 1).
– Kinh phí giải phóng mặt bằng: 7433 tỷ đồng.
– Khởi công xây dựng: 2023.
– Đưa vào sử dụng: 2025.