Thành phố trực thuộc Trung ương có tầm quan trọng về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, giao thông. Đây là đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh thuộc sự quản lý của Trung ương.
Mục lục
Một số điểm thú vị của những thành phố trực thuộc trung ương:
Thành phố đông dân nhất là TP Hồ Chí Minh (8,9 triệu người).
Thành phố ít dân nhất là Đà Nẵng (1,1 triệu người).
Thành phố có diện tích lớn nhất là Hà Nội (3359km²).
Thành phố có diện tích nhỏ nhất là Đà Nẵng (1284km²).
Thành phố lâu đời nhất là Hà Nội (1010).
Thành phố trẻ tuổi nhất là Cần Thơ (2003).
Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đơn vị hành chính, thành phố trực thuộc trung ương có 5 tiêu chí đánh giá:
Quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên;
Diện tích tự nhiên từ 1.500 km² trở lên;
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm gần nhất cao hơn bình quân của cả nước;
Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%…
Cả nước hiện có 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Danh sách này bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đã được Trung ương công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I.
1. Thành phố Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một trong hai đô thị đặc biệt cùng với TP Hồ Chí Minh. Là một trong hai thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Đồng bằng sông Hồng.
Hà Nội được xác định là trung tâm tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Bắc và cả nước.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của Hà Nội:
– Tọa độ: 21°01′42″B 105°51′12″Đ
– Vị trí: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
– Diện tích: 3.358,6km².
– Dân số: 8.053.663 người (2019).
– Mật độ dân số: 2.398 người/km².
– Đơn vị hành chính: 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Trong đó có 579 đơn vị hành chính gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn.
2. Thành phố Hải Phòng
Là thành phố cảng thành lập năm 1888. Được Trung ương xác định là trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng đồng bằng Bắc Bộ. Là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của Hải Phòng:
– Vị trí: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.
Thành phố Hải Phòng cách huyện đảo Bạch Long Vĩ (thuộc thành phố) khoảng 70 km, cách Hà Nội 106 km về phía đông đông nam theo Quốc lộ 5.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc 21°01’B trên ngã ba sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc thuộc xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
- Cực Tây 106°24’Đ trên sông Hóa thuộc xóm Trại, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo.
- Cực Nam 20°35’B trên sông Hóa thuộc thôn Hoàng Hoa Thám, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo.
- Cực Nam phần hải đảo 20°07’B thuộc huyện đảo Bạch Long Vỹ.
- Cực Đông phần đất liền 106°49’Đ thuộc mũi Đồ Sơn, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn.
- Cực Đông phần hải đảo 107°44’Đ thuộc đảo Bạch Long Vĩ ở huyện đảo Bạch Long Vĩ.
– Diện tích: 1522,5km².
– Dân số: 2.028.514 người (2019).
– Mật độ dân số: 1332 người/km².
– Đơn vị hành chính: 7 quận, 6 huyện và 2 huyện đảo với 217 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 66 phường, 10 thị trấn và 141 xã.
3. Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương vào năm 1997. Trên cơ sở chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 2003, được công nhận là đô thị loại 1.
Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của Đà Nẵng:
– Tọa độ: 15°15′ đến 16°40′ vĩ độ Bắc và từ 107°17′ đến 108°20′ kinh độ Đông.
– Vị trí: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông giáp biển Đông.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.
- Cực Tây là xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
- Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
- Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.
– Diện tích: 1284,9km².
– Dân số: 1.134.310 người (2019).
– Mật độ dân số: 828 người/km².
– Đơn vị hành chính: 6 quận, 2 huyện, 45 phường và 11 xã.
4. TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của TP Hồ Chí Minh:
– Tọa độ: 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông.
– Vị trí: Vùng Đông Nam Bộ. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.
- Phía Nam và Tây giáp tỉnh Long An.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
- Cực Tây xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
- Cực Nam xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
- Cực Đông xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
– Diện tích: 2095,2km².
– Dân số: 8.993.082 người (2019).
– Mật độ dân số: 4363 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 17 quận, 5 huyện, 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
5. TP Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Cũng là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin địa giới hành chính mới nhất của Cần Thơ:
– Tọa độ: 105°13’38″ – 105°50’35″ kinh độ Đông và 9°55’08″ – 10°19’38″ vĩ độ Bắc.
– Vị trí: Vùng Tây Nam Bộ. Tiếp giáp với những địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:
- Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
- Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh
- Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.
- Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng.
– Diện tích: 1432,9km².
– Dân số: 1.235.171 người (2019).
– Mật độ dân số: 885 người/km².
– Đơn vị hành chính: 5 quận, 4 huyện, 42 phường, 36 xã và 5 thị trấn.
Có thêm 3 thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030. Sẽ có thêm ba tỉnh là thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Ninh, Thừa thiên – Huế và Khánh Hòa.
Những địa phương này đều có nhiều lợi thế về phát triển đô thị, như Khánh Hòa phát triển mạnh du lịch; Bắc Ninh có tốc độ đô thị hóa cao và đang đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Thừa Thiên Huế cũng có thế mạnh du lịch, văn hóa, di sản.
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822 km², dân số hơn 1,3 triệu người, tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2020 đạt 122.742 tỷ đồng. Tỉnh Thừa Thiên Huế diện tích 5.048 km², dân số hơn 1,1 triệu người, tổng sản phẩm trên địa bàn 54.798 tỷ đồng. Tỉnh Khánh Hòa diện tích 5.137km², dân số trên 1,2 triệu người, tổng sản phẩm trên địa bàn 46.498 tỷ đồng.