Bắc Trung Bộ là một vùng địa lý của khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là nơi yết hầu có vị trí đặc biệt về kinh tế – chính trị – an ninh – quốc phòng. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về khu vực này nhé.
Mục lục
Đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ
Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp giữa Bắc Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp Đồng bằng sông Hồng, ranh giới là tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ ranh giới là tỉnh Hòa Bình.
- Phía Tây giáp nước Lào với đường biên giới dài gần 1300km.
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông (bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ).
- Phía Nam giáp Nam Trung Bộ, ranh giới là Đà Nẵng – Quảng Nam.
– Diện tích: 51,5 nghìn km².
– Dân số: Hơn 10 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 204 người/km².
– Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
– Đơn vị hành chính: 7 thành phố, 11 thị xã và 70 huyện.
– Địa hình: chủ yếu là đồi núi chiếm đến ¾ diện tích, địa chất phức tạp, vùng ven biển là các đồng bằng nhỏ hẹp.
– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
– Sông ngòi: mỗi tỉnh có một hệ thống sông lớn như sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa); sông Cả (Nghệ An); sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh); sông Gianh, sông Kiến Giang (Quảng Bình); sông Thạch Hãn, Bến Hải (Quảng Trị); sông Hương, sông Bồ (Thừa Thiên – Huế).
Bản đồ hành chính các tỉnh Bắc Trung Bộ
Một vài thông tin nổi bật đó là:
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng và cả nước (16.493km²).
Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông nhất vùng và cả nước (hơn 3,6 triệu người).
Quảng Bình là nơi hẹp nhất đất nước (chiều ngang chỉ có 50km).
Thanh Hóa là tỉnh duy nhất có 2 thành phố trực thuộc (bao gồm TP Thanh Hóa và Sầm Sơn).
Thừa Thiên – Huế là tỉnh có nhiều di sản văn hóa thế giới nhất.
Tỷ lệ đô thị hóa: 35%.
3 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
2 thành phố đô thị loại II trực thuộc tỉnh: Hà Tĩnh, Đồng Hới.
5 đô thị loại III gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Sầm Sơn, Đông Hà và 3 thị xã: Bỉm Sơn, Cửa Lò, Kỳ Anh.
12 đô thị loại IV gồm 7 thị xã: Nghi Sơn, Thái Hòa, Hoàng Mai, Hồng Lĩnh, Ba Đồn, Quảng Trị, Hương Trà, Hương Thủy và 5 thị trấn: Lam Sơn, Sao Vàng, Ngọc Lặc, Hoàn Lão, Kiến Giang.
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh công nghiệp mới nổi tại Việt Nam trong 5 năm gần đây. Ở đây có một số địa danh nổi tiếng như suối cá thần ở Quan Hóa, thành nhà Hồ hay nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới 192km.
- Phía Đông Thanh Hóa giáp vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102km.
– Diện tích: 11.120,6km².
– Dân số: Hơn 3,6 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 327 người/km².
– Đơn vị hành chính: 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 60 phường, 30 thị trấn và 469 xã.
- 2 thành phố: TP Thanh Hóa; TP Sầm Sơn.
- 2 thị xã: Nghi Sơn và Bỉm Sơn.
- 23 huyện: Bá Thước; Cẩm Thủy; Đông Sơn; Hà Trung; Hậu Lộc; Hoằng Hóa; Lang Chánh; Mường Lát; Nga Sơn; Ngọc Lặc; Như Thanh; Như Xuân; Nông Cống; Quan Hóa; Quan Sơn; Quảng Xương; Thạch Thành; Thiệu Hóa; Thọ Xuân; Thường Xuân; Triệu Sơn; Vĩnh Lộc; Yên Định.
Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tp Vinh là tỉnh lỵ của Nghệ An và trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa lớn nhất Bắc Trung Bộ.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Đông giáp Biển Đông với 82km bờ biển.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào.
- Phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào.
– Diện tích: 16.493,7km².
– Dân số: Hơn 3,3 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 190 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.
- 1 thành phố: TP Vinh.
- 3 thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai và Thái Hòa.
- 17 huyện: Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương; Yên Thành, Tân Kỳ, Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp; Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Quế Phong.
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh trước khi chia tách năm 1991 là 1 phần của tỉnh Nghệ Tĩnh. Hiện nay, tỉnh có ngành công nghiệp phát triển kể từ khi dự án Fomasa đi vào hoạt động. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rất nhiều.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An .
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình.
- Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 131km.
– Diện tích: 5.990,7km².
– Dân số: Hơn 1,2 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 212 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã.
- 1 thành phố: TP Hà Tĩnh.
- 2 thị xã: Hồng Lĩnh và Kỳ Anh.
- 10 huyện: Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Lộc Hà, Vũ Quang, Cẩm Xuyên.
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình nổi tiếng trên cả nước và thế giới với các hang động khủng nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng gần biên giới Việt – Lào. Đây cũng là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người có công lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước Việt Nam hiện nay.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị.
- Phía Tây giáp tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
– Diện tích: 8.065,3km².
– Dân số: Hơn 880 nghìn người (2019).
– Mật độ dân số: 110 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 thị trấn, 15 phường và 128 xã.
- 1 thành phố: TP Đồng Hới.
- 1 thị xã: Ba Đồn.
- 6 huyện: Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa.
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị vẫn còn là một tỉnh nghèo của vùng Bắc Trung Bộ. Có nhiều nguyên nhân như thời tiết khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài, hạ tầng giao thông chưa được quan tâm đầu tư; … Quảng Trị là một phần của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây do các nước Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam khởi xướng.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phía Đông Biển Đông với bờ biển dài hơn 102km.
– Diện tích: 4.739,8km².
– Dân số: Hơn 650 nghìn người (2019).
– Mật độ dân số: 137 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 125 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 101 xã, 13 phường và 11 thị trấn.
- 1 thành phố: TP Đông Hà.
- 1 thị xã: TX Quảng Trị.
- 8 huyện: Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ, Đakrông.
Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên – Huế
Thừa Thiên Huế là thành phố di sản của Việt Nam được định hướng trở thành Thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030. Đây cũng là tỉnh duy nhất nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được Nhà nước quy hoạch từ trước.
– Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông Nam giáp TP Đà Nẵng.
- Phía Tây giáp tỉnh Saravane và Sekong Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới 88km.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
– Diện tích: 5.048,2km².
– Dân số: Hơn 1,1 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 233 người/km².
– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 141 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 95 xã, 39 phường, 7 thị trấn.
- 1 thành phố: TP Huế.
- 2 thị xã: TX Hương Thủy và Hương Trà.
- 6 huyện: Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang và Quảng Điền.
Đặc điểm kinh tế – xã hội 6 tỉnh Bắc miền Trung
So với các vùng địa lý khác thì nhìn chung đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở những huyện miền núi nơi địa hình chia cắt, hạ tầng giao thông chưa tốt và kinh tế kém phát triển. Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm đến 80%. Tỷ lệ người dân sống ở thành thị chỉ khoảng 20%.
Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. Vùng đồi núi thì phát triển mạnh trồng rừng, lâm sản quý; vùng trung du thì phát triển các cây công nghiệp hàng năm; khu vực đồng bằng thì trồng lúa, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Công nghiệp – dịch vụ có nhiều lợi thế phát triển như các mỏ quặng kim loại, bãi biển đẹp, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến gỗ; …
6 tỉnh Bắc miền Trung là nơi Quân khu 4 chịu trách nhiệm quản lý. Những năm qua, tình hình an ninh – quốc phòng ở đây đều được giữ vững. Nhờ đó, người dân yên tâm lao động sản xuất.
Thông tin quy hoạch giao thông vùng Bắc Trung Bộ.
6 tỉnh Bắc Trung Bộ đều có đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không nhưng chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội.
Về đường bộ:
Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh là 2 cung đường bộ chạy xuyên suốt các tỉnh kết nối với khu vực khác. Ngoài ra, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 15, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9 kết nối với Lào giúp kết nối giao thương giữa hai nước.
Hiện nay, đường cao tốc Bắc Nam đi qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang thi công. Các dự án sẽ hoàn thành trước năm 2024 kết nối với các trung tâm kinh tế quan trọng là tiền đề vững chắc để đời sống của nhân dân có nhiều đổi thay.
Về đường sắt:
Đường sắt Bắc Nam chạy dọc 6 tỉnh với chức năng chở người và chở hàng hóa đang bị quá tải. Hiện tại, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đang trong giai đoạn nghiên cứu và đề xuất chủ trương xây tuyến Hà Nội – Vinh. Nếu sớm xây dựng, việc đi lại của người dân sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Về đường hàng không:
Hiện có 4 sân bay đang khai thác là Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài kết nối tới các thành phố trong và ngoài nước. Đáp ứng được nhu cầu di chuyển và giao lưu kinh tế giữa các địa phương. Trong tương lai, sân bay Quảng Trị theo hình thức PPP sẽ sớm được triển khai xây dựng.
Về đường thủy:
Theo Quy hoạch cảng biển Việt Nam đến năm 2030 thì Bắc Trung Bộ sẽ có những cảng quan trọng sau: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây. Những cảng này sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa, tiếp nhận tàu vận tải quốc tế trọng tải lớn.