Đông Nam Bộ có mấy tỉnh thành? Bản đồ hành chính mới nhất

Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng kinh tế của Việt Nam

Đông Nam Bộ nằm ở phía Bắc của vùng đất Nam Bộ. Ở đây có trung tâm kinh tế – văn hóa – du lịch lớn nhất cả nước là TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có nhiều đặc điểm nổi bật khác nữa sẽ được Bắc Nam Land giới thiệu trong bài viết này.

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ được xem là trung tâm của Đông Nam Á nếu dùng Compa quay 1 vòng 360 độ. 

– Về vị trí địa lý:

  • Phía Tây và phía Bắc giáp với Campuchia.
  • Phía Nam – Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Phía Đông – Đông Nam giáp với biển Đông.
  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Diện tích: 23,7 nghìn km².

– Dân số: Hơn 17 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 706 người/km².

– Gồm 5 tỉnh, 1 thành phố: TP Hồ Chí Minh; Bình Dương; Bình Phước; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai và Tây Ninh.

– Đơn vị hành chính: 10 thành phố, 7 thị xã, 16 quận và 37 huyện.

– Địa hình: bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m; thấp dần từ Tây Ninh ra tới Biển Đông.

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, chia làm mùa mưa (tháng 5 – tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

– Sông ngòi: có hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai lớn; hàng trăm nhánh phụ lưu nhỏ.

Bản đồ hành chính các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Một vài thông tin hành chính nổi bật đó là:

– Tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước: xấp xỉ 70%.

– 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh.

– 1 thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I: Thủ Đức.

– 3 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.

– 1 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại II: Bà Rịa.

– 8 đô thị loại III gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Tây Ninh, Đồng Xoài, Long Khánh, Dĩ An, Thuận An và 3 thị xã: Bến Cát, Tân Uyên, Phú Mỹ.

– 7 đô thị loại IV gồm 4 thị xã: Bình Long, Phước Long, Hòa Thành, Trảng Bàng, 1 huyện Chơn Thành và 2 thị trấn: Long Thành, Trảng Bom.

Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2020
Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2021

Bản đồ hành chính TPHCM

TP Hồ Chí Minh được xem là trái tim Đông Nam Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước và trung tâm của Đông Nam Á về cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
  • Phía Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.
  • Phía Nam và Tây giáp tỉnh Long An.

– Diện tích: 2095 km² (nội thành: 442,13 km² và ngoại thành 1.652,88km²), chiếm 6,36% diện tích cả nước.

– Dân số: Hơn 9 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 4363 người/km².

– Đơn vị hành chính: 312 được chia thành 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

  • 1 thành phố: TP Thủ Đức;
  • 16 quận: Quận 1;; Quận 3; Quận 4; Quận 5; Quận 6; Quận 7; Quận 8; Quận 10; Quận 11; Quận 12; Quận Bình Thạnh; Quận Gò Vấp; Quận Phú Nhuận; Quận Tân Bình; Quận Tân Phú; Quận Bình Tân.
  • 5 Huyện bao gồm: Huyện Cần Giờ; Huyện Bình Chánh; Huyện Hóc Môn; Huyện Củ Chi; Huyện Nhà Bè.

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai hiện nay là một tỉnh có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước; thu hút nhiều lao động từ các nơi đến làm việc và sinh sống. Hiện tại, địa phương này là một trong ba tỉnh có dân số trên 3 triệu người.

Bản đồ tỉnh Đồng Nai nhìn trên Google map
Bản đồ tỉnh Đồng Nai nhìn trên Google map

– Vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Tây Bắc giáp Bình Phước .

– Diện tích: 5905,5 km².

– Dân số: Hơn 3 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 524 người/km².

– Đơn vị hành chính: 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.

  • 2 thành phố: Biên Hòa và Long Khánh.
  • 9 huyện: Định Quán; Vĩnh Cửu; Trảng Bom; Xuân Lộc; Long Thành; Thống Nhất; Nhơn Trạch; Cẩm Mỹ; Tân Phú.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Địa phương này có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, chiếm hơn 50% dân số. Tỉnh cũng có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt TOP đầu cả nước.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương mới nhất
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương mới nhất

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
  • Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

– Diện tích: 2694,7km².

– Dân số: Hơn 2,5 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 911 người/km².

– Đơn vị hành chính: 3 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 45 phường, 5 thị trấn và 41 xã.

  • 3 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
  • 2 thị xã: Tân Uyên và Bến Cát.
  • 4 huyện: Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng.

Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng tàu mới nhất
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng tàu mới nhất

Đây là tỉnh duy nhất miền Đông Nam Bộ có thế mạnh phát triển du lịch biển và khai thác dầu khí. Là vị trí cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các khu vực khác.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
  • Phía Nam giáp Biển Đông.

– Diện tích: 1980,8km².

– Dân số: Hơn 1,1 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 580 người/km².

– Đơn vị hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

  • 2 thành phố: Vũng Tàu, Bà Rịa.
  • 1 thị xã: Phù Mỹ.
  • 5 huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền và Côn Đảo.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 2021

Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ, nổi tiếng với những vùng đất bazan màu mỡ phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, cà cao, điều, hồ tiêu, …

– Vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai.
  • Phía Tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh.
  • Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.
  • Phía Bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nông.

– Diện tích: 6880 km².

– Dân số: Gần 1 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 140 người/km².

– Đơn vị hành chính:  1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.

  • 1 thành phố: Đồng Xoài.
  • 2 thị xã: Bình Long và Phước Long.
  • 8 huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phú Riềng.

Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh

Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 2021
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 2021

Tây Ninh là một trong hai tỉnh miền Đông có đường biên giới với nước Campuchia. Tỉnh có đến 3 cửa khẩu quốc tế và các cửa khẩu quốc gia. Đặc sản nổi tiếng nhất khi nhắc đến vùng đất này là bánh tráng trộn, bánh canh Trảng Bàng.

– Vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
  • Phía Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía Nam giáp tỉnh Long An.
  • Phía Tây và Bắc giáp các tỉnh Tbong Khmum và Svay Rieng của Campuchia.

– Diện tích: 4041,4 km².

– Dân số: Hơn 1,1 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 289 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.

  • 1 thành phố: Tây Ninh.
  • 2 thị xã: Hòa Thành và Trảng Bàng.
  • 6 huyện: Dương Minh Châu, Gò Dầu, Bến Cầu, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu.

Đặc điểm kinh tế – xã hội 6 tỉnh miền Đông

Tất cả các tỉnh thành phố khu vực này đều nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, còn có 3 tỉnh khác nữa là Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển – kinh tế xã hội của cả nước. Chiếm hơn 30% GDP toàn quốc, thu ngân sách chiếm hơn 35%.

Công nghiệp Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế toàn vùng Đông Nam Bộ.
Công nghiệp Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế toàn vùng Đông Nam Bộ.

Đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với TPHCM là hạt nhân; thu hút nhiều ngành kinh tế mũi nhọn từ năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển, công nghệ cao, … với hơn 100 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công viên phần mềm.

Nhờ tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ cao trong nền kinh tế nên thu nhập bình quân đầu người của người dân Đông Nam Bộ cũng cao hơn các tỉnh khác. Tỷ lệ dân cư sinh sống tại đô thị chiếm gần 70%, số còn lại thì sinh sống ở nông thôn.

Một thực trạng đáng báo động đang diễn ra tại đây đó là tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Áp lực về nhà ở – y tế – trường học – an ninh – an toàn xã hội đối mặt nhiều thách thức.

Thông tin quy hoạch giao thông vùng Đông Nam Bộ

Là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng hiện tại hạ tầng giao thông của khu vực đang trong tình trạng quá tải. Điều này ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, quá trình hội nhập quốc tế.

Về đường bộ:

Hiện tại có: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 13; Quốc lộ 20; Quốc lộ 22; Quốc lộ 51; đường Vành đai 2; cầu Phú Mỹ; đại lộ Đông Tây; cao tốc TPHCM – Long Thành… là những trục giao thông quan trọng nhất.

Tương lai có: đường vành đai 3, đường vành đai 4, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; cao tốc TPHCM – Mộc Bài; cao tốc TPHCM – Chơn Thành;. cao tốc Bến Lức – Long Thành… sẽ tăng tính liên kết vùng mạnh mẽ.

Bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông 6 tỉnh Đông Nam Bộ
Bản đồ quy hoạch hạ tầng giao thông 6 tỉnh Đông Nam Bộ

Về đường hàng không:

Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất và quan trọng nhất của cả nước. Vai trò này trong tương lai sẽ được hoán đổi cho sân bay quốc tế Long Thành. Dự án rộng 5000ha, công suất 100 triệu hành khách/năm và hướng tới điểm trung chuyển quan trọng của hàng không khu vực. Hiện đã khởi công xây dựng vào T1/2021, giai đoạn 1 sẽ hoạt động vào đầu năm 2025.

Về đường sắt:

Ngoài 8 tuyến đường sắt đô thị kết nối TPHCM đã được quy hoạch trước năm 2020, có nhiều phân đoạn được nghiên cứu kéo dài tới các đô thị lớn hơn như: tuyến số 1 (Biên Hòa, Thủ Dầu Một); tuyến số 2 (Tây Ninh); tuyến số 3A (Long An).

Đối với đường sắt cao tốc quốc gia hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu và các tuyến nhánh TPHCM – Cần Thơ, Biên Hòa – Vũng Tàu, … đã có chủ trương đầu tư.

Về đường thủy:

Hệ thống cảng biển, cảng sông lên tới hơn 100 cái hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước. Theo quy hoạch giao thông đường thủy vùng Đông Nam Bộ thì cụm cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ là cảng biển chính; cụm cảng container Cát Lái – Hiệp Phước sẽ là cảng nước sâu công suất lớn nhất cả nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *