Thành phố Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết 1111 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9 tháng 12 năm 2020. Đây là một quyết định táo bạo, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP Hồ Chí Minh và cả nước trong nhiều năm tới.
Mục lục
Các cột mốc quan trọng khi thành lập Thành phố Thủ Đức.
Ủy ban nhân dân TPHCM đã có nhiều tác động để thúc đẩy quá trình thành lập diễn ra được nhanh chóng trong 2 năm.
Tháng 11/2018: Thành lập Ban Chỉ đạo về xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố (Quận 2, 9, Thủ Đức),
Tháng 11/2019: TPHCM công bố ý tưởng quy hoạch khu đô thị sáng tạo phía Đông do Công ty Sasaki Associates, Inc., (Mỹ) xây dựng.
Tháng 8/2020: Chính phủ đồng ý thực hiện chủ trương thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM trên cơ sở sắp xếp 3 Quận (2, 9 và Thủ Đức) theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.
Tháng 10/2020: TPHCM lấy ý kiến người dân Quận 2, 9 và Thủ Đức về việc sáp nhập ba quận trên.
Tháng 11/2020: Chính phủ công nhận TP Thủ Đức là đô thị loại 1 trực thuộc TP HCM, theo đề nghị của Bộ Xây dựng.
Ngày 9/12/2020: Phiên họp 51, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 1111 thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM.
Ngày 31/12/2020: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức mới.
Đây là mô hình thành phố trực thuộc thành phố đầu tiên tại Việt Nam. Có đặc điểm tự nhiên như sau:
– Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp TP Biên Hòa và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây giáp 4 Quận (1,4,12, Bình Thạnh).
- Phía Nam giáp Quận 7 và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
- Phía Bắc giáp 2 thành phố (Thuận An, Dĩ An) thuộc tỉnh Bình Dương.
– Diện tích: 211,56km².
– Dân số: Hơn 1,1 triệu người (2019).
– Mật độ dân số: 4792 người/km².
– Đơn vị hành chính: 34 phường (An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu; Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước; Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước; Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B; Tam Bình, Tam Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú; Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ).
– Trụ sở UBND: 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi.
– Khí hậu: Chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm tiếp theo).
– Sông ngòi: Gồm hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cùng hàng trăm nhánh sông, phụ lưu nhỏ.
Thành phố sáng tạo phía Đông TPHCM có gì?
6 trọng điểm sáng tạo sẽ tập trung xây dựng để nâng tầm thành phố Thủ Đức bao gồm:
– Khu công nghệ cao Quận 9:
Trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa, thúc đẩy sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Hiện có hơn 156 dự án đã đi vào hoạt động, trong đó có một số Tập đoàn công nghệ toàn cầu như Samsung; Intel; Nidec; … Hiện khu công nghệ cao 2 đang xúc tiến xây dựng cách khu công nghệ cao hiện tại 2km.
– Khu Đại học Quốc gia TP.HCM:
Quy hoạch làng đại học Thủ Đức rộng tới 643 ha, đây là nơi học tập, làm việc, nghiên cứu của hơn 60 nghìn sinh viên, giảng viên thuộc 12 trường đại học, Viện nghiên cứu. Với nguồn lao động chất lượng cao được đào tạo bài bản, đây sẽ trở thành một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng hợp tác liên ngành trong nghiên cứu, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.
– Khu công nghệ tài chính quốc tế Thủ Thiêm:
Ở đây là một khu đô thị hiện đại đa chức năng rộng 647 ha. Hạ tầng giao thông khu vực đang được xây dựng hoàn chỉnh: cầu đi bộ; 4 cây cầu Thủ Thiêm; công viên, khu quảng trường hay là các công trình điểm nhấn.
– Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc
Khu vực này rộng gần 187 ha được quy hoạch các khu chức năng đặc thù liên hợp thể dục thể thao; dịch vụ – thương mại (phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao) không có chức năng để ở theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu là phục vụ thi đấu, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày và là không gian mở công cộng với nhiều cây xanh cảnh quan, mặt nước sông rạch.
Đây cũng là nơi chăm lo sức khỏe và thể chất của nhân dân trên địa bàn. Dự kiến quy mô phục vụ khoảng 100.000 người (trong đó vận động viên khoảng 10.000 người; khán giả, nhân viên khoảng 80.000; khách vãng lai khoảng 10.000 người).
– Trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa
Đây là một trong bốn khu đô thị sáng tạo mới của thành phố Thủ Đức. Tam Đa là vùng đất có 3 mặt giáp sông, quỹ đất trống còn rất lớn. Khu vực này được đề xuất xây dựng các giải pháp giải quyết ngập lụt, sinh thái trong tương lai.
– Khu đô thị tương lai Trường Thọ
Trường Thọ là khu vực “hạt nhân” trong tương lai, có vai trò như một khu đô thị mới với những hạ tầng xanh và tương tác; phương thức vận tải mới và thông tin mới, công nghệ xây dựng có khả năng chuyển đổi và một không gian công cộng chuyển đổi theo số liệu thực và độc đáo về nghệ thuật và giải trí.
Ngoài ra, còn có trung tâm kết nối quốc tế cảng Cát Lái và trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam nhằm tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp.
Đặc điểm kinh tế – xã hội Thành phố mới Thủ Đức
Đóng vai trò là trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hoá.
Đồng thời, đây còn là động lực thúc đẩy kinh tế TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Khu vực này được kỳ vọng đóng góp khoảng 30% GRDP cho TPHCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước. Góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp, là đòn bẩy và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bản đồ quy hoạch giao thông TP Thủ Đức
Theo đánh giá, khu Đông đang có hạ tầng giao thông tốt nhất TP Hồ Chí Minh. Ở đây đang tập trung nhiều dự án giao thông trọng điểm đang xây dựng như: đường vành đai 2; đường vành đai 3; Metro Bến Thành – Suối Tiên; mở rộng Xa lộ Hà Nội; cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; Bến xe miền Đông mới.
Đồng thời, thúc đẩy tiến độ các tuyến kết nối liên khu vực như Lã Xuân Oai; Nguyễn Duy Trinh; Lương Định Của; Đồng Văn Cống; nút giao Mỹ Thuỷ, nút giao An Phú; cầu Tăng Long, Nam Lý, Thủ Thiêm 2…
Trong 10 năm tới, 2021 – 2030 Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết sẽ tập trung phát triển ở khu Đông 5 nhóm dự án gồm: Chương trình đô thị thông minh; hạ tầng đường bộ; metro; buýt nhanh (BRT); đường thủy; bến bãi và vận tải công cộng. Nhu cầu vốn cần khoảng 300 nghìn tỷ đồng.
Bất động sản Thủ Đức có tiềm năng tăng giá lớn
Thành phố Thủ Đức hiện nay đang được sở hữu nhiều thế mạnh vượt trội: hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận; phát triển ngành hậu cần logistics vận chuyển hàng hóa thông qua hàng hải, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Đặc biệt, khu công nghệ cao gần 20 năm thành lập đã thu hút hơn 7 tỷ USD tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Hay Khu Đại học Quốc gia TPHCM tập trung 12 trường đại học, viện nghiên cứu, là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao ở cả các tỉnh lân cận.
Căn hộ là loại hình bất động sản chủ đạo được ưu tiên phát triển tại đây. Đặc biệt, ở các tuyến đường lớn như Mai Chí Thọ; Phạm Văn Đồng; vành đai 2; Metro Bến Thành – Suối Tiên; đường song hành cao tốc Quận 2, …
Nguồn cung căn hộ ở đây chiếm đến 70% toàn thị trường địa ốc TPHCM; Hiện có hàng chục dự án đang triển khai xây dựng giá từ 40 – 100 triệu đồng/m² tùy vị trí. Dự báo giá bán sẽ lập kỷ lục mới trong thời gian tới.
Một số dự án hiện nay đang nhận được nhiều quan tâm từ nhà đầu tư như Masteri Centre Point; Vinhomes Grand Park; The 9 Stella, … nhờ vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín cũng như “đòn bẩy” tài chính linh hoạt.
Anh chị muốn tìm hiểu dự án căn hộ nào tại đây, vui lòng điền thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại: