Thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh nào – Bản đồ hành chính mới nhất 2021

Toàn cảnh thành phố Phú Quốc trên bản đồ.

Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang chính thức thành lập vào Tháng 1 năm 2021 theo Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 ban hành ngày 9 tháng 12 năm 2020. Đây cũng là thành phố đảo đầu tiên của cả nước, mở ra một bước ngoặt phát triển cao hơn trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Sự cần thiết phải thành lập thành phố đảo Phú Quốc.

Huyện Phú Quốc được bao quanh bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ. Vùng biển này có các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển ngành đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển.

Theo quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09-11-2005. Đến nay, kinh tế của huyện Phú Quốc giữ vững tăng trưởng ổn định với tốc độ cao. Trên địa bàn huyện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340 ngàn tỉ đồng.

Chính phủ nhận thấy rằng, quá trình phát triển của huyện Phú Quốc đã phát sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết. Vì vậy, thành lập TP Phú Quốc và các phường trực thuộc nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý trên địa bàn đang có tốc độ đô thị hóa cao.

Bản đồ hành chính thành phố Phú Quốc

Trước khi lên thành phố, Phú Quốc là một huyện đảo nằm ở phía Tây Nam vịnh Thái Lan. Đây là hòn đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – chính trị – an ninh – quốc phòng.

Cuộc sống của người dân thành phố Phú Quốc ngày càng được nâng lên
Cuộc sống của người dân thành phố Phú Quốc ngày càng được nâng lên

– Vị trí địa lý:

  • Tọa độ: trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông.
  • Bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều là biển Đông.
  • Tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan.
  • Cách TP Hà Tiên 45km về phía Tây.
  • Cách TP Rạch Giá 120km về phía Đông.

– Diện tích: 589,27 km².

– Dân số: 179.480 người (2019)

– Mật độ dân số: 305 người/km².

– Đơn vị hành chính: 9 đơn vị hành chính cấp xã:

  • 2 phường: An Thới, Dương Đông.
  • 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu.

– Tiêu chuẩn đô thị: đô thị loại II (công nhận năm 2014).

Bản đồ quy giao thông thành phố Phú Quốc

Hiện tại, để tiếp cận với đảo thì sử dụng phương thức vận tải đường thủy và đường hàng không.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, cách trung tâm 5km, quy mô 904ha. Sân bay đạt tiêu chuẩn 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Công suất hoạt động hiện nay là hơn 3 triệu hành khách/năm.

Hiện nay, mạng lưới đường bay từ Phú Quốc đến các tỉnh, thành khá rộng lớn (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Vinh, …) được khai thác liên tục bởi các hãng hàng không như Vietnam Airlines Group; Bamboo Airways; Vietravel Airlines; Vietjet Air.

Sân bay quốc tế Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
Sân bay quốc tế Phú Quốc tỉnh Kiên Giang

Đối với các chặng bay quốc tế, tập trung vào thị trường Trung Quốc; Nhật Bản; Đài Loan; Hàn Quốc; Myanmar; Thái Lan; Malaysia; Nga; … từ các hãng hàng không tiêu biểu: AirAsia, China Southern Airlines, Korean Air…

Đối với đường thủy, sẽ đi bằng phà hoặc tàu cao tốc xuất phát từ TP Rạch Giá hoặc Hà Tiên. Giá vé thấp nhất là 240.000 đồng, chưa tính thêm hàng hóa ký gửi. Thời gian đi phà mất hơn 3 tiếng, còn đi bằng tàu cao tốc chỉ hơn 2h đồng hồ.

Về đường bộ, quan trọng nhất là đường trục Bắc Nam dài 24,5km. Gồm 2 đoạn: Đoạn Dương Đông – Suối Cái dài 12,4km có chiều rộng nền đường 26m, mặt đường 15m. Đoạn Suối Cái – Bãi Thơm dài 12km nền đường rộng 16,6m, mặt đường rộng 7,5m. Ngoài ra, còn có 8 đường vòng quanh đảo với tổng chiều dài 99,5km.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Phú Quốc năm 2021

Ngày 30/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 486/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

Theo đó, tổng diện tích điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Phú Quốc khoảng 674,53ha, chiếm 1,14% trong tổng diện tích theo quy hoạch chung đã được phê duyệt với 8 địa điểm được điều chỉnh. Quy mô dân số dự kiến tại các địa điểm điều chỉnh cục bộ khoảng 51.500 người, tăng 42.500 người so với quy hoạch chung đã được duyệt.

– Địa điểm 1 tại khu vực Bãi Khem – thị trấn An Thới. 

  • Phạm vi điều chỉnh: 15,19 (5,38ha đất rừng phòng hộ và 9,81ha đất cây xanh cảnh quan). 
  • Mục đích: Chuyển đổi thành đất du lịch sinh thái với hệ số sử dụng đất gộp (bruttô) trên toàn khu tối đa 2 lần.
  • Quy hoạch xây dựng: tối đa là 8 tầng.

– Địa điểm số 2 khu vực cảng Bãi Đất Đỏ – thị trấn An Thới.  

Phạm vi điều chỉnh: 17,6ha đất cây xanh cảnh quan theo quy hoạch chung được duyệt thành đất dịch vụ hậu cần.

Chức năng sử dụng: cảng du lịch kết hợp hàng hoá.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Phú Quốc đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Phú Quốc đến năm 2030

– Địa điểm số 3 khu vực Tây Nam – thuộc Khu đô thị An Thới.

Quy mô điều chỉnh 84,31ha từ 15,39ha đất ở mật độ cao; 1,23ha đất ở mật độ thấp; 23,27ha đất công trình công cộng; 20,76ha đất cây xanh cảnh quan; 16,97ha đất rừng phòng hộ; 1,88ha đất bãi đá ven biển và 4,81ha đất giao thông chuyển sang 63,13ha đất đơn vị ở; 2,52ha đất trung tâm thương mại dịch vụ; 5,75ha đất cây xanh cảnh quan; 1,35ha đất trụ cáp – hành lang tuyến cáp treo và 11,55ha đất giao thông.

Đồng thời, bổ sung 3,55ha đất mặt nước để bố trí tổ hợp công trình giải trí với khán đài kết hợp đường dẫn và sàn cảnh quan trên biển tại khu vực gần nhà ga đi cáp treo.

Địa điểm số 4 khu vực Đông Bắc núi ông Quán – thị trấn An Thới.  Không điều chỉnh quy hoạch vị trí khu đất cây xanh và khu đất ở mật độ thấp theo quy hoạch chung được duyệt tại khu vực phía Bắc núi Ông Quán.

Địa điểm số 5 khu vực Hòn Thơm và tuyến cáp treo từ thị trấn An Thới ra đảo Hòn Thơm. Điều chỉnh chính xác lại phạm vi ranh giới khu du lịch Hòn Thơm theo Quyết định số 633 ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ để phù hợp với diện tích phát triển du lịch đề xuất là khoảng 147,98ha và bổ sung khu thủy cung trên mặt nước khoảng 3,84ha và cụ thể hóa tuyến cáp treo và các trụ cáp treo nối đảo chính Phú Quốc ra đảo Hòn Thơm theo Quyết định số 868 ngày 17/6/2015 của Thủ tướng.

Địa điểm này sẽ điều chỉnh diện tích 147,98ha từ 22,3ha đất làng nghề cải tạo chỉnh trang; 13,21ha đất du lịch sinh thái; 46,7ha cây xanh cảnh quan; 16,13ha đất bãi cát, bãi đá ven biển và 49,6ha đất rừng phòng hộ chuyển sang 4,72ha đất tái định cư; 105,19ha đất du lịch hỗn hợp; 18,55ha đất công viên chuyên đề; 12,42ha đất cây xanh cảnh quan và 7,1ha đất bãi cát, bãi đá ven biển.

Địa điểm số 6 khu vực Bãi Thơm, xã Bãi Thơm điều chỉnh 143,5ha từ đất nông nghiệp và đất giao thông theo quy hoạch chung được duyệt thành 42,5ha đất ở làng nghề, 14,5ha đất giao thông, 86,5ha đất du lịch sinh thái.

Địa điểm số 7 khu vực Đồng Cây Sao điều chỉnh 203ha từ chức năng đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf và đất nông nghiệp theo quy hoạch chung được duyệt thành chức năng đất tái định cư và đất đơn vị ở được quy hoạch đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, cây xanh phục vụ dân cư tại khu vực và lân cận.

Cụ thể điều chỉnh từ 176,8ha đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf; 26,7ha đất nông nghiệp thành 50ha đất tái định cư; 105,44ha đất đơn vị ở; 6,62ha đất công trình công cộng; 28,46ha đất cây xanh và không gian mở và 12,98 ha đất giao thông;

Địa điểm số 8 điều chỉnh khu vực bãi Cửa Cạn, xã Cửa Dương quy mô 55,6ha từ chức năng đất nông nghiệp được duyệt sang chức năng đất du lịch sinh thái.

Đảo Ngọc là thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á.

Phú Quốc được mệnh danh là “đảo Ngọc” vì sở hữu bãi biển đẹp cũng như cảnh quan tuyệt sắc. Khí hậu ở đây rất dễ chịu, một năm có hơn 300 ngày nắng. Là điều kiện lý tưởng đến phát triển du lịch quanh năm.

Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua du lịch Phú Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ với 5,1 triệu lượt khách du lịch năm 2019; lượng khách bình quân mỗi năm tăng 28%; trong đó khách quốc tế tăng hơn 45%; nhiều thương hiệu du lịch lớn trên thế giới đều đã góp mặt tại Phú Quốc.

Đảo Ngọc ngày càng “thay da, đổi thịt” khi hàng loạt dự án giao thông được đầu tư và đưa vào sử dụng. Ngành bất động sản nghỉ dưỡng vì thế mà có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Một góc tại thành phố không ngủ Phú Quốc
Một góc của dự án Vinhomes Grand World

– Vinhomes Grand World

Được ví là thành phố không ngủ bởi tại đây sẽ luôn có những show diễn và lễ hội diễn ra suốt 365 ngày, trở thành mô hình kinh tế đêm đầu tiên tại Việt Nam; thu hút hàng triệu du khách, mở ra cơ hội kinh doanh không giới hạn cho các nhà đầu tư.

– Địa điểm: Gành Dầu – Phú Quốc

– Diện Tích: 85ha

– Quy mô:

+ 12 toà Căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) từ 3 đến 5 sao.

+ 198 lô Boutique Hotel.

+ 1000 Shop thương mại.

– Loại hình sản phẩm: Khu nghỉ dưỡng – mua sắm – vui chơi giải trí phức hợp.

– Meyhomes Capital Phú Quốc

Dự án do Tập đoàn Tân Á Đại Thành làm chủ đầu tư mong muốn biến khu đất hơn 56ha trở thành “Thành phố đảo nhiệt đới đa sắc màu”. Khu đô thị nghỉ dưỡng có 5 phân khu, mật độ xây dựng 35%; hàng trăm tiện ích đẳng cấp quốc tế như: công trình hồ điều hòa; nhà hát lan tỏa, chòi vọng cảnh, lối dạo bộ, các công viên; quảng trường, cung đường triển lãm nghệ thuật.

Chủ đầu tư đã hợp tác với các đối tác quốc tế: đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch và kiến trúc – Dark Horse (Austrailia); thiết kế cảnh quan ONE Landscape (Hong Kong); dự án nước sạch thông minh ChungHo Nais (Hàn Quốc); …nhằm kiến tạo đại đô thị bền vững với hệ sinh thái tiện ích đa dạng, phục vụ cuộc sống trọn vẹn cho tương lai thành phố Phú Quốc.

Quý anh chị đang quan tâm đầu tư các dự án bất động sản tại đảo Ngọc vui lòng để lại thông tin:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *