Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng – Bản đồ hành chính năm 2021

Vị trí vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là một trong bảy vùng kinh tế của cả nước. Động lực phát triển kinh tế quan trọng khu vực Bắc Bộ. Hãy cùng Bắc Nam Land tìm hiểu sâu hơn nội dung này ngay bây giờ.

Vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng

Nằm ở khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc miền Bắc Việt Nam, Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với:

  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp phía Đông Bắc Bộ.
  • Phía Tây và Tây Nam giáp phía Tây Bắc Bộ.
  • Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
  • Phía Nam là vùng Bắc Trung Bộ.

Diện tích: 20.973 km².

Dân số: Khoảng 22 triệu người (2019).

Mật độ dân số: 1064 người/km².

Đơn vị hành chính: 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng) và 8 tỉnh (Hưng Yên; Hà Nam; Bắc Ninh; Nam Định, Ninh Bình; Thái Bình; Hải Dương; Vĩnh Phúc). Với 11 thành phố, 5 thị xã, 19 quận và 81 huyện.

Địa hình: Là vùng đồng bằng châu thổ chiếm phần lớn diện tích. Địa hình đồi núi cao chiếm khoảng 1%. Thậm chí, 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam không có núi.

Sông ngòi: thuộc hạ lưu chính của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình (có hơn 100 nhánh sông nhỏ).

Khí hậu: tương đối khắc nghiệt, mùa đông thì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hè thì chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng. Ngoài ra, còn phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, sạt lở đất vào mùa mưa bão.

Bản đồ hành chính Đồng bằng sông Hồng

Trước khi đi vào chi tiết bản đồ của từng địa phương, xin giới thiệu một số thông tin thú vị về thông tin hành chính của vùng đồng bằng sông Hồng:

Là vùng duy nhất cả nước có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội và Hải Phòng).

Có 3 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình).

Là vùng có dân số đông nhất và mật độ dân cư cao nhất cả nước.

Toàn vùng có:

  • 1 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội.
  • 1 thành phố đô thị loại I trực thuộc trung ương: Hải Phòng.
  • 3 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương.
  • 4 thành phố đô thị loại II gồm 4 thành phố: Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Yên, Phủ Lý.
  • 6 đô thị loại III gồm 4 thành phố trực thuộc tỉnh: Hưng Yên, Tam Điệp, Phúc Yên, Chí Linh và 2 thị xã: Sơn Tây, Từ Sơn.
  • 8 đô thị loại IV gồm 3 thị xã: Mỹ Hào, Kinh Môn, Duy Tiên; 1 huyện Thuận Thành và 5 thị trấn: Thịnh Long, Diêm Điền, Như Quỳnh, Phố Mới.

1. Bản đồ hành chính Hà Nội

Địa giới hành chính TP Hà Nội
Địa giới hành chính TP Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1010 đến nay. Là trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng cấp quốc gia về mọi mặt. Ở đây có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Văn miếu Quốc tử giám, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ Hà Nội, ….

Hà Nội là 1 trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới sau khi điều chỉnh địa giới hành chính vào năm 2008. Một số tên gọi thân thuộc khác gắn liền với thủ đô là thành phố nghìn năm văn hiến; thành phố hòa bình.

– Tọa độ: 21°01′42″B – 105°51′12″Đ.

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
  • Phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình.
  • Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
  • Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
  • Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
  • Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

– Diện tích: 3.358,6km².

– Dân số: 8.053.663 người (2019).

– Mật độ dân số: 2.398 người/km².

– Đơn vị hành chính: 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Trong đó có 579 đơn vị hành chính gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn.

  • 12 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm; Hoàng Mai, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ.
  • 17 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm; Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Đan Phượng, Chương Mỹ; Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thường Tín.
  • 1 thị xã: Sơn Tây

2. Bản đồ hành chính Hà Nam

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam

Hà Nam là quê hương của nhà văn Nam Cao với tác phẩm kinh điển “Chí Phèo”. Ngoài ra, tỉnh cũng có nhiều khu di tích lịch sử thu hút nhiều du khách tham quan như: khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, lễ hội tịch điền, khu du lịch đền trúc thờ Lý Thường Kiệt hay đền Trần Thương để tưởng nhớ vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo.

Tỉnh Hà Nam nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên thu hút một lượng lớn doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tính hết năm 2020, toàn tỉnh có hơn 10 khu công nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trung bình trên 95%, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

– Tọa độ: 21°01′42″B – 105°51′12″Đ

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội.
  • Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.
  • Phía Đông Nam giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

– Diện tích: 860,5 km².

– Dân số: 883.927 người (2019).

– Mật độ dân số: 990 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện chia thành 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã.

  • 1 thành phố: Phủ Lý.
  • 1 thị xã: Duy Tiên.
  • 4 huyện: Thanh Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng, Bình Lục.

3. Bản đồ hành chính Hưng Yên

Bản đồ tỉnh Hưng Yên
Bản đồ tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một trong ba tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (dưới 1000km²) và địa hình hoàn toàn bằng phẳng. Truyền thuyết “Chử Đồng tử – Tiên Dung” cũng bắt nguồn từ đây. Trong lịch sử, vùng đất Hưng Yên là một trung tâm lớn về giao thương thông qua câu nói: “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. 

Tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển hiện đại khi được quy hoạch thành vùng vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Khu đô thị Ecopark hay khu công nghiệp Phố Nối A được nghĩ tới đầu tiên khi nhắc đến địa danh này.

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
  • Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía Tây giáp Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
  • Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Điểm cực Bắc thôn Phả Lê, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm.
  • Điểm cực Đông thôn Hạ Đồng, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ.
  • Điểm cực Nam thôn An Châu, xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên.
  • Điểm cực Tây thôn Xâm Khổ, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang.

– Diện tích: 923,1km².

– Dân số: 1.252.731 người (2019).

– Mật độ dân số: 1357 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã: 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

  • 1 thành phố: Hưng Yên.
  • 1 thị xã: Mỹ Hào.
  • 8 huyện: Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Kim Động, Khoái Châu, Yến Mỹ.

4. Bản đồ hành chính Vĩnh Phúc.

Địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh công nghiệp quan trọng ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có 20 khu công nghiệp và 41 cụm công nghiệp.

Ngành du lịch của tỉnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ có nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh đẹp như: Khu du lịch Tam Đảo; Khu du lịch Hồ Đại Lải; Khu du lịch Đầm Vạc; Khu di tích đền Gia Loan – chùa Biện Sơn; Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên; Làng gốm Hương Canh; Tháp Bình Sơn; Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức; Đền thờ tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn.

– Tọa độ: 21°35’15″B – 105°47’15″Đ

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
  • Phía Nam và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội.

– Diện tích: 3.358,6km².

– Dân số: 8.053.663 người (2019).

– Mật độ dân số: 2.398 người/km².

– Đơn vị hành chính: 2 thành phố và 7 huyện chia thành 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã.

  • 2 thành phố: Vĩnh Yên và Phúc Yên.
  • 7 huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Tam Dương, Sông Lô.

5. Bản đồ hành chính Hải Phòng

Bản đồ thành phố Hải Phòng
Bản đồ thành phố Hải Phòng

Thành phố cảng Hải Phòng có vai trò quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Đây cũng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hải Phòng cũng là thành phố du lịch với bãi biển Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vỹ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là biểu tượng văn hóa không thể thiếu ở đất Cảng.

 – Tọa độ: 21°01′42″B – 105°51′12″Đ

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
  • Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Cực Bắc 21°01’B trên ngã ba sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc thuộc xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
  • Cực Tây 106°24’Đ trên sông Hóa thuộc xóm Trại, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo.
  • Cực Nam 20°35’B trên sông Hóa thuộc thôn Hoàng Hoa Thám, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo.
  • Cực Nam phần hải đảo 20°07’B thuộc huyện đảo Bạch Long Vỹ.
  • Cực Đông phần đất liền 106°49’Đ thuộc mũi Đồ Sơn, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn.
  • Cực Đông phần hải đảo 107°44’Đ thuộc đảo Bạch Long Vĩ ở huyện đảo Bạch Long Vĩ.

– Diện tích: 1.522,5 km².

– Dân số: 2.028.514 người (2019).

– Mật độ dân số: 1332 người/km².

– Đơn vị hành chính: 7 quận, 8 huyện (trong đó có 2 huyện đảo). Bao gồm 66 phường, 10 thị trấn và 141 xã.

  • 7 quận: Ngô Quyền, Dương Kinh, Lê Chân, Hồng Bàng, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn.
  • 6 huyện đất liền: Thủy Nguyên, Kiến Thụy, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương.
  • 2 huyện đảo: Bạch Long Vỹ và Cát Hải.

6. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một trung tâm công nghiệp quan trọng vùng Đồng bằng sông Hồng
Hải Dương là một trung tâm công nghiệp quan trọng vùng Đồng bằng sông Hồng

Hải Dương hiện nay có 2 thành phố, tỉnh lỵ là TP Hải Dương cách Hà Nội 54km. Trong 5 năm gần đây, tỉnh có tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp-xây dựng trên 11%/năm, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng.

Vùng đất xứ Đông là quê hương của nhiều danh nhân, lãnh đạo cấp cao như: nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Thạch Lam, nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, …

– Tọa độ: 20°43′B – 106°03′Đ

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
  • Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
  • Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên.
  • Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Cực Bắc tại xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh.
  • Cực Tây tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng.
  • Cực Đông tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn.
  • Cực Nam tại xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện.

– Diện tích: 1662km².

– Dân số: 1.917.000 người (2019).

– Mật độ dân số: 2.398 người/km².

– Đơn vị hành chính: 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện với 47 phường, 178 xã và 10 thị trấn.

  • 2 thành phố: Hải Dương và Chí Linh.
  • 1 thị xã: Kinh Môn.
  • 9 huyện: Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Kế Sách, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

7. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh
Địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là vùng đất quan họ, quê hương của triều đại nhà Lý trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam. Ngày nay, Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhì cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt hơn 6200 USD/năm.

Theo Quy hoạch từ Chính phủ, Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025. Do đó, nguồn vốn hạ tầng đổ về đây đầu tư xây dựng rất lớn.

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
  • Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
  • Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  •  Cực Tây thuộc thôn Diên Lộc, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong.
  • Cực Đông thuộc thôn Cáp, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài.
  • Cực Bắc thuộc thôn Phù Yên, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong.
  • Cực Nam thuộc thôn Ngọc Quan (làng Sen), xã Lâm Thao, huyện Lương Tài.

– Diện tích: 822,71 km².

– Dân số: 1.378.592 người (2019).

– Mật độ dân số: 1676 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 31 phường, 6 thị trấn và 89 xã.

  • 1 thành phố: Bắc Ninh.
  • 1 thị xã: Từ Sơn.
  • 6 huyện: Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình, Tiên Du và Yên Phong.

8. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định.

Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh ven biển phía Nam đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Từ Nam Định đi Hà Nội khoảng 1h30 đồng hồ với khoảng cách tầm 90km.

Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, phát triển du lịch tâm linh, du lịch biển gắn với những giá trị truyền thống.

– Tọa độ:  19°54′B đến 20°40′B và từ 105°55′Đ đến 106°45′Đ.

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
  • Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.
  • Phía Đông giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

– Diện tích: 1688,5km².

– Dân số: 1.780.393 người (2019).

– Mật độ dân số: 1078 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 9 huyện với 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn.

  • 1 thành phố: Nam Định.
  • 9 huyện: Vụ Bản, Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Ý Yên, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng.

9. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình

Thái Bình là vùng lương thực trọng điểm vùng đồng bằng sông Hồng
Thái Bình là vùng lương thực trọng điểm vùng đồng bằng sông Hồng

Thái Bình là vựa lúa lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Kinh tế của tỉnh còn dựa vào ngành nông nghiệp nên thu nhập bình quân người dân còn thấp. Năm 2019, thu nhập đầu người mỗi năm chỉ đạt 1650 USD/năm.

Thái Bình thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại.

– Tọa độ:  20°18′B đến 20°44′B – 106°06′Đ đến 106°39′Đ

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.
  • Phía Nam giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, Biển Đông.

– Diện tích: 1.542,3 km².

– Dân số: 1.860.447 người (2019).

– Mật độ dân số: 1206 người/km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 7 huyện với 10 phường, 9 thị trấn và 241 xã.

  • 1 thành phố: Thái Bình.
  • 7 huyện: Thái Thụy, Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư, Quỳnh Phụ.

10. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình.

Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình
Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình thuộc bốn tỉnh duyên hải Bắc Bộ, chiều dài bờ biển là 16km, tiếp giáp 3 khu vực địa lý: Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Khu danh thắng Tràng An và cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam mang nhiều giá trị lịch sử và sinh thái. Nơi đây thu hút hàng triệu du khách đến tham quan mỗi năm. Đặc biệt, Tràng An là địa danh đầu tiên tại Đông Nam Á được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa vào năm 2014.

– Tọa độ: 20°15′03″B – 105°58′29″Đ.

– Vị trí tiếp giáp với những địa phương sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam.
  • Phía Đông giáp tỉnh Nam Định.
  • Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa.
  • Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.

– Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông nằm tại:

  • Cực Đông tại cảng Đò Mười, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh.
  • Cực Tây tại Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan.
  • Cực Nam tại bãi biển gần xã Kim Đông, huyện Kim Sơn.
  • Cực Bắc tại vùng núi xã Xích Thổ, huyện Nho Quan.

– Diện tích: 1.382,1km².

– Dân số: 982.487 người (2019).

– Mật độ dân số: 711 người/km².

– Đơn vị hành chính: 2 thành phố và 6 huyện với 119 xã, 17 phường và 7 thị trấn.

  • 2 thành phố: Tam Điệp và Ninh Bình.
  • 6 huyện: Yên Khánh, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Hoa Lư, Kim Sơn.

Bản đồ quy hoạch giao thông vùng Đồng bằng sông Hồng mới nhất

Theo đánh giá, vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Từ đó, thúc đẩy liên kết vùng để phát triển kinh tế – xã hội, rút ngắn khoảng cách đi lại cũng như tạo sự thuận tiện cho người dân.

Cao tốc Hà Nội Hải Phòng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng
Cao tốc Hà Nội Hải Phòng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng

Về đường bộ, các tuyến Quốc lộ 1A, 2,3, 5, 6, 17, 18, 32, 35, 37, 45, … chạy xuyên các tỉnh đã được nâng cấp, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa tới các đô thị, khu công nghiệp, cảng biển.

Xây mới các tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Bắc Giang; Pháp Vân – Cầu Giẽ, … nhằm giảm bớt lưu lượng phương tiện giao thông trên đường quốc lộ, hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông.

Hiện tại, đang tập trung nguồn lực để xây dựng 2 tuyến cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn và Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi các tỉnh Bắc Trung Bộ. Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2022-2023.

Về đường sắt, vẫn duy trì chạy tàu Bắc – Nam cũng như các phân đoạn Hà Nội – Đồng Đăng; Hà Nội – Phả Lại – Cái Lân; Hà Nội – Hải Phòng để vận chuyển hành khách, hàng hóa.

Trong tương lai, sẽ nghiên cứu lập quy hoạch dự án đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội đi Trung Quốc để kết nối giao thương với quốc tế.

Về hàng không, hiện chỉ có 2 sân bay duy nhất là Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và đều là sân bay quốc tế. Giúp kết nối với các đô thị lớn trên cả nước cũng như các thành phố quan trọng khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Úc, …

Về đường thủy, bao gồm cả đường sông và đường biển có hơn 30 điểm quy hoạch. Trong đó, quan trọng nhất là cảng Hải Phòng vì nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á. Cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia này sẽ hoạt động với công suất trên 100 triệu tấn hàng hóa/năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *