Cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành khi nào xây dựng?

Cao tốc TPHCM Chơn Thành là một trong 5 tuyến cao tốc vành đai kết nối Đông Nam Bộ.

Cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đang được đề xuất xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025. Kinh phí dự kiến khoảng 36.000 tỷ đồng. Vai trò của tuyến cao tốc vành đai này là gì? Cùng Bắc Nam Land tìm hiểu trong bài viết này nhé.

4 lý do cần đầu tư dự án cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Các chuyên gia giao thông đều nhận định TP.HCM là trung tâm kinh tế quan trọng lớn nhất cả nước. Vì vậy, xây dựng kết nối các tuyến cao tốc liên tỉnh sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

– Tăng liên kết vùng với Tây Nguyên

Quốc lộ 13 kết nối TPHCM - Bình Dương - Bình Phước với Tây Nguyên.
Quốc lộ 13 kết nối TPHCM – Bình Dương – Bình Phước với Tây Nguyên.

Hiện nay, Quốc lộ 13 là cửa ngõ thông thương chính giữa Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh. Tuy được xây dựng hiện đại, quy mô 6 – 12 làn nhưng vài năm nữa dự báo sẽ bị mãn tải do nhu cầu tăng cao.

Vì vậy, để sớm giải quyết tình hình trên việc xây dựng một tuyến cao tốc TPHCM, Bình Dương, Bình Phước nối 5 tỉnh Tây Nguyên là bắt buộc. Lúc đó, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa các tỉnh sẽ được khơi thông. Đồng thời, rút ngắn thời gian đi lại.

– Tạo đà phát triển kinh tế liên vùng

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, cửa ngõ giao thương kinh tế của cả khu vực phía Nam nên TP Hồ Chí Minh cần có một hạ tầng giao thông thực sự hiện đại. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có 2 tuyến cao tốc đưa vào sử dụng.

Theo quy hoạch cao tốc vành đai TPHCM đến năm 2030 sẽ có thêm 3 tuyến. Trong đó, cao tốc Hồ Chí Minh Chơn Thành đang thống nhất về phương án hướng tuyến và quy mô dự án để khởi công sớm nhất có thể.

Cao tốc sau khi hoàn thành sẽ hoàn thiện mạng lưới giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tăng năng lực khai thác đường liên vận quốc tế nối TP HCM với Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.

– Tăng năng lực cạnh tranh

Điểm đầu dự án sẽ kết nối với đường Vành đai 2 tại nút giao Gò Dưa.
Điểm đầu dự án sẽ kết nối với đường Vành đai 2 tại nút giao Gò Dưa.

Trước đây, hàng hóa từ vùng Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đến TP.Hồ Chí Minh phải mất 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, những năm gần đây do hạ tầng giao thông xuống cấp và chưa kịp đầu tư mới nên thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài. Từ đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng, sức cạnh tranh giảm, chất lượng hàng hóa cũng giảm.

Cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành hay các dự án khác sẽ giải quyết được bài toán lưu thông hàng hóa. Qua đó, tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa, tiết kiệm chi phí vận tải cho doanh nghiệp.

– Phát triển các khu đô thị, thu hút dân cư

Kết cấu giao thông hiện đại và thuận tiện sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch; thu hút đầu tư, thúc đẩy sự hình thành các cụm, khu công nghiệp dọc hai bên cao tốc; góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người dân.

Vị trí cao tốc TPHCM – Chơn Thành

Bản đồ quy hoạch cao tốc Sài Gòn Chơn Thành 2021

Cao tốc TPHCM Chơn Thành là một trong 5 tuyến cao tốc vành đai kết nối Đông Nam Bộ.
Cao tốc TPHCM Chơn Thành là một trong 5 tuyến cao tốc vành đai kết nối Đông Nam Bộ.

Ủy ban nhân nhân tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. 

– Chiều dài toàn tuyến: 69km. Đi qua 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ:

  • TP Hồ Chí Minh: 1,5km.
  • Bình Dương: 57km.
  • Bình Phước: 11,5km.

– Điểm đầu dự án: Nút giao Gò Dưa tại TP Thủ Đức.

– Điểm cuối dự án: Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

– Quy mô: 6-8 làn xe, mặt đường rộng 64m.

– Hình thức đầu tư: Đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT).

– Vốn đầu tư: 36.000 tỷ đồng (giai đoạn 1).

– Khởi công xây dựng: 2023.

– Đưa vào sử dụng: 2027.

Xem thêm: Cao tốc TPHCM Mộc Bài: 54km, vốn đầu tư 16.000 tỷ đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *