Đường sắt cao tốc Bắc Nam khi nào xây dựng – Thông tin chi tiết

Thông tin tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam mới nhất

Đường sắt cao tốc Bắc Nam đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng trước năm 2030 với chiều dài 1559km, vốn đầu tư 58,7 tỷ USD. Bắc Nam Land sẽ cập nhật thông tin dự án trọng điểm Quốc gia tới quý anh chị.

Kế hoạch xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Nhằm vực dậy ngành đường sắt vốn đang phát triển “èo uột” trong hơn 10 năm qua cũng như kết nối 2 trung tâm lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt mới chạy với tốc độ 350km/h được đề xuất nghiên cứu đầu tư.

Theo liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS, đơn vị được giao Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đề xuất như sau:

– Chiều dài xây dựng: 1559km từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh.

– Tổng vốn đầu tư: 58,7 tỷ USD (bao gồm chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị, duy tu bảo dưỡng và vốn dự phòng).

– Đi qua 20 tỉnh thành phố: Hà Nội; Hà Nam; Nam Định; Ninh Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận; Đồng Nai; TP Hồ Chí Minh.

– Tiêu chuẩn đường sắt: Khổ đôi 1435mm, điện khí hóa.

– Tốc độ xây dựng: 350km/h.

– Tốc độ khai thác: 320km/h.

– Bao gồm: 24 nhà ga chính, 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng.

– Phân kỳ đầu tư: Chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 2021 – 2030: đầu tư tuyến Hà Nội – Vinh, TPHCM – Nha Trang (vốn đầu tư 112.325 tỷ đồng).
  • Giai đoạn 2030 – 2050: đầu tư chặng Vinh – Nha Trang (vốn đầu tư hơn 800.000 tỷ đồng).

– Thời gian chạy tàu:

  • 5h20 nếu chỉ dừng các nhà ga tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh.
  • 6h55 phút khi tàu dừng ở tất cả nhà ga.
Bản đồ so sánh 2 dự án đường sắt cũ và mới
Bản đồ so sánh 2 dự án đường sắt cũ và mới

Ưu tiên xây dựng 2 tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam trước năm 2030

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ Giao thông vận tải, 2 tuyến đường sắt cao tốc Việt Nam là Hà Nội – Vinh, Tp Hồ Chí Minh – Nha Trang được đề xuất ưu tiên bố trí vốn đề xây dựng. Tổng vốn đầu tư theo đề xuất là 112.325 tỷ đồng.

Tuyến Hà Nội – Vinh dài 281km đi qua Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Toàn tuyến có 5 nhà ga chính bắt đầu từ ga Ngọc Hồi và kết thúc tại ga Vinh. Thời gian chạy tàu dự kiến là 1h20 phút.

Tuyến TP Hồ Chí Minh dài 370km bắt đầu từ nhà ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) lần lượt đi đến ga Long Thành (Đồng Nai); ga Phan Thiết, ga Tuy Phong (Bình Thuận); ga Tháp Chàm (Ninh Thuận); ga Nha Trang (Khánh Hòa). Thời gian chạy tàu dự kiến là 1h38 phút.

Tuyến Vinh – Nha Trang dài gần 700km dự kiến đầu tư sau năm 2030. Trong đó, Vinh – Đà Nẵng đầu tư xây dựng hoàn thành trước năm 2040; đoạn Đà Nẵng – Nha Trang hoàn thành xây dựng và khai thác thương mại trước 2050.

Vai trò của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam khi hoàn thành.

Dù đang nhận được các ý kiến trái chiều từ nhiều phía nhưng dự án vẫn nhận được sự ủng hộ từ Chính phủ. Vì vậy, chúng ta hãy lạc quan về một hệ thống đường sắt quốc gia hiện đại trong tương lai.

Sơ đồ phân kỳ đầu tư tàu cao tốc đường sắt Bắc Nam
Sơ đồ phân kỳ đầu tư tàu cao tốc đường sắt Bắc Nam

– Lấy lại vị thế của ngành đường sắt

Thập niên 80 của thế kỷ trước được xem là thời kỳ hoàng kim của ngành đường sắt khi chiếm đến 30% thị phần hành khách và 8% thị phần hàng hóa.

Nhưng rồi những gì tốt đẹp nhất cũng trôi qua, vai trò số 1 của ngành đường sắt dần dần bị đường bộ, đường hàng không thay thế. Đến năm 2020, đường sắt chỉ còn chiếm 0.17% thị phần hành khách và 0.24% thị phần hàng hóa.

Việc đầu tư một tuyến đường sắt mới hoàn toàn được kỳ vọng sẽ lấy lại những gì đã mất trước đó. Các chuyên gia đánh giá, đường sắt cao tốc sẽ “cạnh tranh sòng phẳng” với máy bay ở những chặng ngắn vì chi phí rẻ và tiết kiệm được nhiều thời gian.

– Tăng tính liên kết vùng và liên kết quốc tế.

Ngoài tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đang được nghiên cứu thì còn gần chục tuyến đường sắt khổ đôi 1435mm được xây dựng tới các khu kinh tế, cảng biển quan trọng như Vũng Áng – Mụ Gia; Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân; … nhằm tăng năng lực vận tải hàng hóa, tăng tính liên kết giữa các vùng kinh tế.

Đối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế, nghiên cứu xây dựng các đoạn: Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Lạng Sơn; Viêng Chăn – Vũng Áng; TPHCM – Lộc Ninh nối Lào, Campuchia và Trung Quốc để thúc đẩy giao lưu hàng hóa, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam du lịch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *