Bản đồ hành chính Bình Thuận và 10 huyện thành phố 2022

Bản đồ hành chính Bình Thuận mới nhất

Bản đồ hành chính Bình Thuận giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp; ranh giới; địa hình; hệ thống giao thông; thông tin các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh. Mời bạn đọc xem ngay bài viết này.

Bản đồ hành chính Bình Thuận tổng quát

1- Đặc điểm về vị trí địa lý

Bình Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Nam Bộ, nơi chuyển tiếp với Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cụ thể:

  • Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
  • Phía Đông và Nam giáp Biển Đông.

– Tọa độ: Từ 10⁰33’42” đến 11⁰33’18” vĩ độ Bắc, từ 107⁰23’41” đến 108⁰52’18” kinh độ Ðông.

– Diện tích: 7.812,8 km².

– Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện, 124 xã.

– Phân loại đô thị: 

  • 1 đô thị loại II: thành phố Phan Thiết (2009)
  • 1 đô thị loại III: thị xã La Gi (2017)
  • 1 đô thị loại IV: thị trấn Phan Rí Cửa (2011)
  • 12 đô thị loại V là các thị trấn: Tân Nghĩa, Thuận Nam, Ma Lâm, Phú Long, Tân Minh, Võ Xu, Đức Tài, Lạc Tánh, Chợ Lầu, Lương Sơn, Liên Hương và khu vực trung tâm hành chính huyện Phú Quý.

– Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Thiết.

– Chiều dài bờ biển: 192 km.

Bản đồ hành chính Bình Thuận mới nhất
Bản đồ hành chính Bình Thuận mới nhất

2- Đặc điểm về dân số

Tỉnh Bình Thuận có hơn 1,2 triệu người (số liệu 2019). Trong đó, 38,1% sống ở đô thị và 61,9% sống ở nông thôn. Mật độ dân số 157 người/km².

Dân số phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết; Phan Rí Cửa; Thị xã La Gi. Dân cư thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân.

Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, đông nhất là người Kinh (80%). Các dân tộc Chăm, Raglai, Hoa, Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường (20%).

Bản đồ hành chính Bình Thuận theo đơn vị hành chính

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm: TP Phan Thiết; Thị xã Lagi và các huyện Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân; Hàm Thuận Bắc; Hàm Thuận Nam; Phú Quý ; Tánh Linh; Tuy Phong.

1 – Bản đồ hành chính TP Phan Thiết

Bản đồ hành chính TP Phan Thiết
Bản đồ hành chính TP Phan Thiết

Thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế – chính trị – xã hội lớn nhất tỉnh Bình Thuận. Thành phố cách:

  • TP Vũng Tàu khoảng 175 km về phía Đông Bắc.
  • TP Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía Đông.
  • TP Nha Trang khoảng 240 km về phía Tây Nam .
  • Thủ đô Hà Nội 1.500 km về phía Nam.

Phan Thiết là thành phố biển có hình cánh cung trải dọc bờ biển dài 57,4 km từ phía bắc Mũi Kê Gà lên đến Mũi Né. Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Đông giáp biển Đông.
  • Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình.

– Diện tích: 210,9 km².

– Dân số: 226.736 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 14 phường, 4 xã.

  • 14 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hàm Tiến, Hưng Long, Lạc Đạo, Mũi Né, Phú Hài, Phú Tài, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải, Xuân An.
  • 4 xã: Phong Nẫm, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Tiến Thành.

2 – Bản đồ hành chính TX Lagi

Lagi là thị xã duy nhất của tỉnh Bình Thuận. Thị xã cách:

TP Phan Thiết 63 km về phía Nam.

TP Hồ Chí Minh 150 km về phía Đông Bắc.

TP Vũng Tàu 90 km về phía Đông Bắc.

Bản đồ hành chính thị xã Lagi
Bản đồ hành chính thị xã Lagi

Thị xã Lagi có 28 km đường bờ biển tiếp giáp với:

  • Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Hàm Tân.
  • Phía Nam giáp Biển Đông.

– Diện tích: 182,8 km².

– Dân số: 107.820 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 5 phường, 4 xã.

 5 phường: Bình Tân, Phước Hội, Phước Lộc, Tân An, Tân Thiện

4 xã: Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến.

3 – Bản đồ hành chính huyện Tuy Phong

Bản đồ hành chính huyện Tuy Phong
Bản đồ hành chính huyện Tuy Phong

Tuy Phong là huyện ven biển nằm ở phía Bắc của tỉnh. Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi Cổ Thạch, Đồi Dương, Ghềnh Son (hay là Gành Son). Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông
  • Phía Đông Bắc giáp huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây giáp huyện Bắc Bình.
  • Phía Bắc giáp huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

– Diện tích: 795 km².

– Dân số: 141.331 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 2 thị trấn, 9 xã.

  • 2 thị trấn: Liên Hương, Phan Rí Cửa.
  • 9 xã: Bình Thạnh, Chí Công, Hòa Minh, Phan Dũng, Phong Phú, Phú Lạc, Phước Thể, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân.

4 – Bản đồ hành chính huyện Bắc Bình

Huyện Bắc Bình có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Thuận. Mạng lưới hạ tầng giao thông của địa phương hiện có Quốc lộ 1A; đường sắt Bắc – Nam; tuyến cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo. Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Đông giáp huyện Tuy Phong.
  • Phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Nam giáp Biển Đông và TP Phan Thiết.
  • Phía Bắc giáp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Bản đồ hành chính huyện Bắc Bình
Bản đồ hành chính huyện Bắc Bình

– Diện tích: 2125,6 km².

– Dân số: 112.818 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 2 thị trấn, 16 xã.

  •  2 thị trấn: Chợ Lầu (huyện lỵ), Lương Sơn.
  • 16 xã: Bình An, Bình Tân, Hải Ninh, Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thái, Phan Điền, Phan Hiệp; Phan Hòa, Phan Lâm, Phan Rí Thành, Phan Sơn, Phan Thanh; Phan Tiến, Sông Bình, Sông Lũy.

5 – Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc

Huyện được thành lập năm 1982 trên cơ sở chia tách huyện Hàm Thuận cũ và tiếp nhận xã La Dạ từ huyện Đức Linh. Đây là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội.

Bản đồ hành chính Bình Thuận huyện Hàm Thuận Bắc
Bản đồ hành chính Bình Thuận huyện Hàm Thuận Bắc

Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Đông giáp huyện Bắc Bình.
  • Phía Tây giáp huyện Tánh Linh.
  • Phía Tây Nam giáp huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Nam giáp thành phố Phan Thiết.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

– Diện tích: 1344,5 km².

– Dân số: 174.487 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 2 thị trấn, 15 xã.

  • 2 thị trấn: Ma Lâm (huyện lỵ), Phú Long.
  • 15 xã: Đa Mi, Đông Giang, Đông Tiến, Hàm Chính, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Liêm; Hàm Phú, Hàm Thắng, Hàm Trí, Hồng Liêm, Hồng Sơn, La Dạ, Thuận Hòa, Thuận Minh.

6 – Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Nam

Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Nam
Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Nam

Huyện Hàm Thuận Nam là vùng trồng thanh long nhiều nhất của tỉnh. Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Đông giáp thành phố Phan Thiết.
  • Phía Tây giáp huyện Hàm Tân.
  • Phía Tây Nam giáp thị xã La Gi.
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Tánh Linh.
  • Phía Nam giáp Biển Đông.
  • Phía Bắc và Đông bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc.

– Diện tích: 1058,4 km².

– Dân số: 103.290 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 1 thị trấn, 12 xã.

  • 1 thị trấn: Thuận Nam (huyện lỵ).
  • 12 xã: Hàm Cần, Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh; Mương Mán, Mỹ Thạnh, Tân Lập, Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý.

7 – Bản đồ hành chính huyện Hàm Tân

Bản đồ hành chính Bình Thuận huyện Hàm Tân
Bản đồ hành chính Bình Thuận huyện Hàm Tân

Huyện Hàm Tân nằm ở phía Nam tỉnh Bình Thuận. Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Tây giáp huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu).
  • Phía Nam giáp thị xã La Gi và Biển Đông.
  • Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh.

– Diện tích: 739,1 km².

– Dân số: 70.697 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 2 thị trấn, 8 xã.

  • 2 thị trấn: Tân Nghĩa (huyện lỵ), Tân Minh.
  • 8 xã: Sơn Mỹ, Sông Phan, Tân Đức, Tân Hà, Tân Phúc, Tân Thắng, Tân Xuân, Thắng Hải.

8 – Bản đồ hành chính huyện Đức Linh

Đức Linh là huyện miền núi gặp nhiều khó khăn nhất của tỉnh. Huyện là ranh giới giữa Bình Thuận với hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.  Vị trí địa lý:

Bản đồ hành chính huyện Đức Linh
Bản đồ hành chính huyện Đức Linh
  • Phía Bắc giáp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Tây giáp huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Nam và phía Tây Nam giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Đông giáp huyện Tánh Linh.

– Diện tích: 546,57 km².

– Dân số: 126.184 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 2 thị trấn, 10 xã.

  • 2 thị trấn: Võ Xu (huyện lỵ), Đức Tài.
  • 10 xã: Đa Kai, Đông Hà, Đức Hạnh, Đức Tín; Mê Pu, Nam Chính, Sùng Nhơn, Tân Hà, Trà Tân, Vũ Hòa.

9 – Bản đồ hành chính huyện Tánh Linh

Bản đồ hành chính huyện Tánh Linh
Bản đồ hành chính huyện Tánh Linh

Huyện Tánh Linh nằm ở phía tây tỉnh Bình Thuận, địa hình chủ yếu là đồi núi. Vị trí tiếp giáp:

  • Phía Tây giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và huyện Đức Linh.
  • Phía Bắc giáp huyện Đạ Huoai và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam và huyện Hàm Thuận Bắc.
  • Phía Nam giáp huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận Nam.

– Diện tích: 1174,22 km².

– Dân số: 106.726 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 1 thị trấn, 12 xã.

  • 1 thị trấn Lạc Tánh (huyện lỵ).
  • 12 xã: Bắc Ruộng, Đồng Kho, Đức Bình, Đức Phú, Đức Thuận, Gia An, Gia Huynh; Huy Khiêm, La Ngâu, Măng Tố, Nghị Đức, Suối Kiết.

10 – Bản đồ hành chính huyện Phú Quý

Bản đồ hành chính Bình Thuận huyện Phú Quý
Bản đồ hành chính Bình Thuận huyện Phú Quý

Phú Quý là huyện đảo duy nhất thuộc tỉnh Bình Thuận. Bao gồm 12 đảo nhỏ cách TP Phan THiết khoảng 100km về phía Đông Nam. Vị trí tiếp giáp:

Cách TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150km về phía Nam.

Cách Côn Đảo 330km về phía Đông Bắc.

Cách TP Vũng Tàu 200km về phía Đông.

– Diện tích: 17,4 km².

– Dân số: 30.971 người (2019).

– Đơn vị hành chính: 3 xã là  Ngũ Phụng, Tam Thanh và Long Hải.

Bên trên là thông tin về bản đồ hành chính Bình Thuận do đội ngũ BẮC NAM LAND tổng hợp, chúng tôi hy vọng những thông tin mới này sẽ hữu ích đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *