Các thành phố lớn của Việt Nam 2021 – Danh sách chi tiết!

Bản đồ các thành phố lớn ở Việt Nam

Các thành phố lớn của Việt Nam gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 80 thành phố trực thuộc tỉnh, thành. Trong đó có 2 thành phố là đô thị đặc biệt; 29 thành phố là đô thị loại 1; 32 thành phố là đô thị loại 2; 22 thành phố là đô thị loại 3.

Các thành phố lớn của Việt Nam khu vực Bắc Bộ

Về mặt địa lý tự nhiên, Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam. Chiều ngang Đông – Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.

  • Phía Bắc giáp Trung Quốc.
  • Phía Tây giáp Lào.
  • Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
  • Phía Đông giáp biển Đông.

Bắc Bộ được chia thành hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc. Diện tích 116.134,3 km² (tỷ lệ 35% so với tổng diện tích cả nước) với số dân 35.076.473 người (tỷ lệ 36,4% so với tổng dân số cả nước) thuộc 25 tỉnh, thành phố.

Các thành phố thuộc Trung du và miền núi phía Bắc

Các thành phố lớn của Việt Nam vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
Các thành phố lớn của Việt Nam vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực có diện tích 100.965 km²; tổng dân số ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người; mật độ dân số trung bình 137 người/km²; bao gồm 15 tỉnh.

Danh sách các thành phố lớn ở Việt Nam thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 19 cái tên:

TP Việt Trì: thành lập ngày 04 tháng 06 năm 1962 theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ.

TP Thái Nguyên,: thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1962 theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ

TP Hạ Long: thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993 theo Nghị định số 102-CP.

TP Yên Bái: thành lập ngày 11 tháng 01 năm 2002 theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP.

TP Lạng Sơn: thành lập ngày 17 tháng 10 năm 2002 theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP.

TP Điện Biên Phủ: thành lập ngày 26 tháng 09 năm 2003 theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP.

TP Lào Cai: thành lập ngày 30 tháng 11 năm 2004 theo Nghị định số 195/2004/NĐ-CP.

TP Bắc Giang: thành lập ngày 07 tháng 06 năm 2005 theo Nghị định số 75/2005/NĐ-CP.

TP Hòa Bình: thành lập ngày 27 tháng 10 năm 2006 theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP.

TP Sơn La: thành lập ngày 03 tháng 09 năm 2008 theo Nghị định số 98/NĐ-CP.

TP Móng Cái: thành lập ngày 24 tháng 09 năm 2008 theo Nghị định số 03/NĐ-CP.

TP Tuyên Quang: thành lập ngày 02 tháng 07 năm 2010 theo Nghị định số 27/NQ-CP.

TP Hà Giang: thành lập ngày 27 tháng 09 năm 2010 theo Nghị định số 35/NQ-CP.

TP Uông Bí: thành lập ngày 25 tháng 02 năm 2011 theo Nghị định số 12/NQ-CP.

TP Cẩm Phả: thành lập ngày 21 tháng 02 năm 2012 theo Nghị định số 04/NQ-CP.

TP Cao Bằng: thành lập ngày 25 tháng 09 năm 2012 theo Nghị định số 60/NQ-CP.

TP Lai Châu: thành lập ngày 27 tháng 12 năm 2013 theo Nghị quyết số 131/NQ-CP.

TP Bắc Kạn: thành lập ngày 11 tháng 03 năm 2015 theo Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13.

TP Sông Công: thành lập ngày 15 tháng 05 năm 2015 theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13.

Các thành phố lớn của Việt Nam thuộc Đồng bằng sông Hồng

Các đô thị lớn khu vực đồng bằng sông Hồng
Các đô thị lớn khu vực đồng bằng sông Hồng

Còn có tên gọi khác là châu thổ sông Hồng, khu vực này tập trung đông đúc dân cư sinh sống. Với diện tích 14860 km²; quy mô dân số 21 triệu người; mật độ dân số đạt 1404 người/km² cao nhất cả nước.

Đồng bằng sông Hồng là một trong hai khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước nên tỷ lệ đô thị hóa ở đây diễn ra nhanh chóng. Hiện Đồng bằng sông Hồng có 1 đô thị đặc biệt, 4 đô thị loại 1, 4 đô thị loại 2 và 4 đô thị loại 3.

Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 13 cái tên:

TP Hà Nội: thành lập ngày 19 tháng 07 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp

TP Hải Phòng: thành lập ngày 19 tháng 07 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp.

TP Nam Định, tỉnh Nam Định: thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1921 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương.

TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương: thành lập ngày 06 tháng 08 năm 1997 theo Nghị định số 88-CP.

TPThái Bình, tỉnh Thái Bình: thành lập ngày 29 tháng 04 năm 2004 theo Nghị định số 117/2004/NĐ-CP.

TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh: thành lập ngày 26 tháng 01 năm 2006 theo Nghị định số 15/2006/NĐ-CP.

TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2006 theo Nghị định số 146/2006/NĐ-CP.

TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình: thành lập ngày 07 tháng 02 năm 2007 theo Nghị định số 19/2007/NĐ-CP.

TPPhủ Lý, tỉnh Hà Nam: thành lập ngày 09 tháng 06 năm 2008 theo Nghị định số 72/2008/NĐ-CP.

TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên: thành lập ngày 19 tháng 01 năm 2009 theo Nghị định số 04/NĐ-CP.

TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình: thành lập ngày 10 tháng 04 năm 2015 theo Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13.

TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: thành lập ngày 07 tháng 02 năm 2018 theo Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14.

TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương: thành lập ngày 10 tháng 01 năm 2019 theo Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH14.

Các thành phố lớn của Việt Nam khu vực Trung Bộ

Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Bộ là dải đất hẹp có địa hình chia cắt mạnh. Vị trí tiếp giáp cụ thể:

  • Phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc;
  • Phía Nam giáp vùng Đông Nam Bộ;
  • Phía Đông giáp Biển Đông;
  • Phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.

Trung Bộ được chia làm 3 vùng là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Tổng diện tích 151.234 km² (tỷ lệ 45,5% so với tổng diện tích cả nước) với số dân 26.460.660 người (tỷ lệ 27,4% so với tổng dân số cả nước) gồm 19 tỉnh thành phố.

6 thành phố lớn nhất Bắc Trung Bộ

Các đô thị lớn vùng Bắc Trung Bộ
Các đô thị lớn vùng Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Tổng diện tích 51.000km²; dân số khoảng 10,5 triệu người; mật độ dân số trung bình là 204km/m².

Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ:

TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế: thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam.

TP Vinh, tỉnh Nghệ An: thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1963 theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ.

TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: thành lập ngày 01 tháng 05 năm 1994 theo Nghị định số 37-CP.

TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình: thành lập ngày 16 tháng 08 năm 2004 theo Nghị định số 156/2004/NĐ-CP.

TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh: thành lập ngày 28 tháng 05 năm 2007 theo Nghị định số 89/2007/NĐ-CP.

TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị: thành lập ngày 11 tháng 08 năm 2009 theo Nghị định số 33/NQ-CP.

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: thành lập ngày 19 tháng 04 năm 2017 theo Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14.

11 thành phố lớn của Việt Nam thuộc Nam Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành phố bắt đầu từ Tp Đà Nẵng tới Bình Thuận. Diện tích Nam Trung Bộ hơn 45.000km²; dân số năm 2019 khoảng 10 triệu người; mật độ dân số 230 người/km². Danh sách 11 thành phố bao gồm:

TP Đà Nẵng: thành lập ngày 19 tháng 07 năm 1888 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp.

TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa: thành lập ngày 07 tháng 5 năm 1937 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương.

TP Quy Nhơn: thành lập ngày 03 tháng 07 năm 1986 theo Nghị định số 81/HĐBT.

TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận: thành lập ngày 25 tháng 08 năm 1999 theo Nghị định số 81/1999/NĐ-CP.

TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên: thành lập ngày 05 tháng 01 năm 2005 theo Nghị định số 03/2005/NĐ-CP.

TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi: thành lập ngày 26 tháng 08 năm 2005 theo Nghị định số 112/2005/NĐ-CP.

TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam: thành lập ngày 29 tháng 09 năm 2006 theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP.

TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận: thành lập ngày 08 tháng 02 năm 2007 theo Nghị định số 21/2007/NĐ-CP.

TP Hội An, tỉnh Quảng Nam: thành lập ngày 29 tháng 01 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP.

TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa: thành lập ngày 23 tháng 12 năm 2010 theo Nghị định số 65/NQ-CP.

6 thành phố lớn nhất Tây Nguyên

Danh sách thành phố vùng Tây Nguyên năm 2021
Danh sách thành phố vùng Tây Nguyên năm 2021

Tây Nguyên là cao nguyên Trung Bộ gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Đây là vùng kinh tế duy nhất trên cả nước không giáp biển. Diện tích vùng Tây Nguyên là 54.7 nghìn km² có nhiều cao nguyên đồ sộ; dân số khoảng 7 triệu người. Lâm Đồng là tỉnh duy nhất của khu vực có 2 thành phố.

Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam thuộc Tây Nguyên bao gồm 6 cái tên:

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1920 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương.

Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk: thành lập ngày 21 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định số 08-CP.

Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai: thành lập ngày 24 tháng 04 năm 1999 theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP.

Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum: thành lập ngày 10 tháng 04 năm 2009 theo Nghị định số 15/NĐ-CP.

Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng: thành lập ngày 08 tháng 04 năm 2010 theo Nghị định số 19/NQ-CP.

Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông: thành lập ngày 17 tháng 12 năm 2019 theo Nghị định số 835/NQ-UBTVQH14.

Các thành phố lớn của Việt Nam khu vực Nam Bộ

Nam Bộ là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan;
  • Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông;
  • Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia;
  • Phía Đông Bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nam Bộ có 19 tỉnh và thành phố được chia làm 2 tiểu vùng: Đông Nam Bộ (còn gọi là Miền Đông) và Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Tây Nam Bộ hay Miền Tây).

Các thành phố vùng Đông Nam Bộ

Danh sách thành phố vùng Đông Nam Bộ
Danh sách thành phố vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất cả nước bao gồm 1 thành phố và 5 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích là 24.000km²; dân số khoảng 18 triệu người; mật độ dân số trung bình 706 người/km².

Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ bao gồm 10 cái tên:

TP Hồ Chí Minh: thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp.

TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai: thành lập vào đầu năm 1976.

TP Vũng Tàu: thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991 cùng thời điểm tái lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: thành lập vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 theo Nghị định số 11/NQ-CP.

TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: thành lập vào ngày 22 tháng 8 năm 2012 theo Nghị định số 43/NQ-CP.

TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh: thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 2013 theo Nghị định số 135/NQ-CP.

TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước: thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 2018 theo Nghị định số 587/NQ-UBTVQH14.

TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai: thành lập vào ngày 10 tháng 4 năm 2019 theo Nghị định số 673/NQ-UBTVQH14.

TP Thuận An, tỉnh Bình Dương: thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 2020 theo Nghị định số 857/NQ-UBTVQH14.

TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương: thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 2020 theo Nghị định số 857/NQ-UBTVQH14.

TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh: thành lập vào ngày 9 tháng 12 năm 2020 theo Nghị định số 1111/NQ-UBTVQH14.

19 thành phố lớn của Việt Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam vùng Tây Nam Bộ
Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam vùng Tây Nam Bộ

Vùng Tây Nam Bộ là vựa lúa chính của cả nước bao gồm 1 thành phố trung ương và 12 tỉnh. Diện tích là 40.547,2 km²; dân số năm 2019 là 17.273.630 người. Thế mạnh của vùng Tây Nam Bộ là nông nghiệp (trồng lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy hải sản).

Danh sách các thành phố lớn của Việt Nam thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 19 cái tên:

Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: thành lập ngày 24 tháng 08 năm 1967 theo Quyết định của Trung ương Cục miền Nam.

Thành phố Cần Thơ: thành lập vào tháng 8 năm 1972 theo Quyết định của chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang: thành lập ngày 01 tháng 03 năm 1999 theo Nghị định số 09/1999/NĐ-CP.

Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau: lập ngày 14 tháng 04 năm 1999 theo Nghị định số 21/1999/NĐ-CP.

Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang: thành lập ngày 26 tháng 07 năm 2005 theo Nghị định số 97/2005/NĐ-CP.

Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: thành lập ngày 16 tháng 01 năm 2007 theo Nghị định số 10/2007/NĐ-CP.

Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng: thành lập ngày 08 tháng 02 năm 2007 theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP.

Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long: thành lập ngày 10 tháng 04 năm 2009 theo Nghị định số 16/NĐ-CP.

Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre: thành lập ngày 11 tháng 08 năm 2009 theo Nghị định số 34/NQ-CP.

Thành phố Tân An, tỉnh Long An: thành lập ngày 24 tháng 08 năm 2009 theo Nghị định số 38/NQ-CP.

Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh: thành lập ngày 04 tháng 03 năm 2010 theo Nghị định số 11/NQ-CP.

Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu: thành lập ngày 27 tháng 08 năm 2010 theo Nghị định số 32/NQ-CP.

Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: thành lập ngày 23 tháng 09 năm 2010 theo Nghị định số 34/NQ-CP.

Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang: thành lập ngày 19 tháng 07 năm 2013 theo Nghị định số 86/NQ-CP.

Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp: thành lập ngày 14 tháng 10 năm 2013 theo Nghị định số 113/NQ-CP.

Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: thành lập ngày 11 tháng 09 năm 2018 theo Nghị quyết số 573/NQ-UBTVQH14.

Thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang: thành lập ngày 10 tháng 01 năm 2020 theo Nghị quyết số 869/NQ-UBTVQH14.

Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp: thành lập ngày 18 tháng 09 năm 2020.

Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: thành lập vào ngày 9 tháng 12 năm 2020 theo Nghị định số 1109/NQ-UBTVQH14.

Các thành phố lớn ở Việt Nam ngày càng có quy mô lớn về dân số cũng như kinh tế. Điều này chứng minh rằng đất nước ngày càng phát triển, chất lượng sống của người dân được nâng cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *