Hợp đồng kinh doanh bất động sản là văn bản quan trọng khi thực hiện các giao dịch mua bán, cho, cho thuê và chuyển nhượng. Vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Luật kinh doanh bất động sản 2014 đã được Quốc hội thông qua. Mời anh chị cùng theo dõi chi tiết trong bài viết này!
Sự cần thiết phải có hợp đồng kinh doanh bất động sản?
Để bảo đảm quyền lợi cho tất cả các bên, tránh kiện tụng kéo dài nên Chính phủ đưa ra các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản.
Hợp đồng được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán; thuê mua nhà; công trình xây dựng; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản chính
Theo điều 17, Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản, gồm:
Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;
Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;
Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;
Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.
Nội dung cụ thể trong hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Căn cứ vào Điều 7 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015. Hoặc Điều 18, Điều 47 và Điều 53 Luật kinh doanh bất động sản 2014.
Nội dung hợp đồng như sau:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Các thông tin về bất động sản;
- Giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Phương thức và thời hạn thanh toán;
- Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;
- Bảo hành;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý;
- Giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng không được lập hoặc không công chứng, chứng thực theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Các lưu ý quan trọng trong quá trình thương thảo hợp đồng?
Hiệu lực hợp đồng:
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
Đối tượng khách hàng:
- Tổ chức, cá nhân trong nước được mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua các loại bất động sản.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê các loại bất động sản để sử dụng; được mua; thuê; thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh bất động sản được mua; nhận chuyển nhượng; thuê; thuê mua bất động sản để kinh doanh theo quy định tại Điều 11 của Luật kinh doanh bất động sản 2014.
Tìm hiểu các mẫu hợp đồng kinh doanh bất động sản sẽ giúp quý anh chị hạn chế được rủi ro cũng như tạo nền tảng kiến thức đầu tư để những thương vụ sau thành công rực rỡ.