Đường bộ cao tốc Bắc Nam từ Hà Nội đến Cần Thơ dài 1811km. Đến nay đã có hơn 430km đưa vào sử dụng; hơn 700km đang trong trong quá trình thi công. Dự kiến sẽ thông toàn tuyến trước năm 2030.
Mục lục
Cao tốc Bắc Nam có vai trò lớn về mọi mặt với Việt Nam
Tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua 25 tỉnh (thành phố) bao gồm: Hà Nội; Hà Nam; Nam Định; Ninh Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận; Đồng Nai; TP Hồ Chí Minh; Long An; Vĩnh Long; Tiền Giang; Đồng Tháp; Cần Thơ.
Hạ tầng giao thông huyết mạch mới trên trục Bắc Nam
Hiện tại, Quốc lộ 1A đang là trục giao thông xương sống chính kết nối 3 miền. Dù đã nhiều lần mở rộng, nâng cấp nhưng tình trạng quá tải trên Quốc lộ 1 vẫn thường xảy ra. Nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện giao thông rất lớn.
Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông được xây dựng sẽ “chia lửa” với Quốc lộ 1A. Rút ngắn thời gian đi lại giữa các trung tâm cấp vùng, cấp quốc gia. Giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông cho người và phương tiện.
Khi đường thông suốt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh chỉ mất 24h chạy xe ô tô với tốc độ trung bình 80 – 120km/h; thay vì mất 2 – 3 ngày như hiện nay chỉ với tốc độ 50 – 80km/h.
Động lực tăng trưởng kinh tế – xã hội cho các địa phương
Hạ tầng giao thông quy hoạch hiện đại, thông minh là động lực để kinh tế xã hội đi lên. Quy hoạch đường bộ cao tốc gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp, sân bay, cảng biển của những tỉnh, thành có dự án đi qua.
Hiện tại, phương thức vận tải đường bộ chiếm thị phần lớn nhất về hàng hóa (70%) và hành khách (90%). Do đó, phát triển đường bộ cao tốc là điều nên làm.
Trong tương lai, khi các tuyến đường hoàn thành thi công các địa phương có thể dựa vào lợi thế này xem xét quy hoạch các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị để tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.
Dự án cao tốc Bắc – Nam đã xây dựng
Hiện nay có 5 tuyến đã đưa vào khai thác với tổng chiều dài 317km. Bao gồm:
– Tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây
- Chiều dài: 55.7km.
- Điểm đầu: Nút giao An Phú (TP Thủ Đức).
- Điểm cuối: Nút giao Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).
- Vốn đầu tư: 20.630 tỷ đồng
- Quy mô hiện tại: 4 làn xe.
- Khánh thành: Năm 2015.
- Dự kiến mở rộng: 8 – 10 làn xe từ cầu Bà Lụa đến nút giao Quốc lộ 51.
– Tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương
- Chiều dài: 40km.
- Điểm đầu: Nút giao Quốc lộ 1A – Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh).
- Điểm cuối: Nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
- Vốn đầu tư: 9884 tỷ đồng.
- Quy mô hiện tại: 4 làn xe.
- Khánh thành: Năm 2010.
- Dự kiến mở rộng: 8 làn xe.
– Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
- Chiều dài: 30km.
- Điểm đầu: Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
- Điểm cuối: Huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.
- Quy mô hiện tại: 6 làn xe.
- Khánh thành: Năm 2002.
- Dự kiến mở rộng: 8 làn xe.
– Tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình
- Chiều dài: 54km.
- Điểm đầu: Km 210 trên Quốc lộ 1A, Huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.
- Điểm cuối: Km 265 + 600 trên Quốc lộ 10, đoạn nối TP Ninh Bình – Phát Diệm.
- Vốn đầu tư: 8974 tỷ đồng.
- Quy mô hiện tại: 6 làn xe.
- Khánh thành: Năm 2012.
– Tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- Chiều dài: 139km.
- Điểm đầu: Quốc lộ 14B, huyện Hòa Vàng, TP Đà Nẵng.
- Điểm cuối: đường vành đai tại phía Tây TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Vốn đầu tư: 28.518 tỷ đồng.
- Quy mô hiện tại: 4 làn xe.
- Khánh thành: Năm 2018.
Dự cao tốc Bắc Nam đang xây dựng
Trong 11 dự án thành phần khu vực phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã có 8 dự án khởi công. Ngoài ra, còn có 2 dự án khác đang thi công dở dang do vướng chính sách. Cụ thể:
– Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
- Chiều dài: 51km.
- Điểm đầu: Nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Điểm cuối: Nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Vốn đầu tư: 12.000 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Tiến độ hiện tại: đạt khoảng 98%.
- Khởi công xây dựng: 2009
- Khánh thành: Dự kiến T11/2021.
– Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành.
- Chiều dài: 57km.
- Điểm đầu: xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
- Điểm cuối: xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Vốn đầu tư: 31.320 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Tiến độ hiện tại: đạt khoảng 85%.
- Khởi công xây dựng: 2015.
- Khánh thành: Dự kiến 2023.
– Tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
- Chiều dài: 24km.
- Điểm đầu: Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Điểm cuối: Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Vốn đầu tư: 4900 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Khởi công xây dựng: T1/2021.
- Tiến độ hiện tại: đạt khoảng 15%.
- Khánh thành: Dự kiến 2023.
– Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
- Chiều dài: 99km.
- Điểm đầu: Thị trấn Thống Nhất, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
- Điểm cuối: TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Vốn đầu tư: 12.000 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Khởi công xây dựng: T9/2020.
- Tiến độ hiện tại: đạt khoảng 35%.
- Khánh thành: Dự kiến T12/2022.
– Tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan.
- Chiều dài: 77.5km.
- Điểm đầu: huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
- Điểm cuối: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Vốn đầu tư: 11.400 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 2 làn xe (giai đoạn 1).
- Khởi công xây dựng: T2013.
- Khánh thành: 2021.
– Tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn.
- Chiều dài: 98,35km.
- Điểm đầu: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Điểm cuối: huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Vốn đầu tư: 7699 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 2 làn xe (giai đoạn 1).
- Tiến độ hiện tại: đạt 40%.
- Khởi công xây dựng: T9/2019.
- Khánh thành: Dự kiến T12/2022.
– Tuyến cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt.
- Chiều dài: 50km.
- Điểm đầu: huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Điểm cuối: huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Vốn đầu tư: 11.100 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Khởi công xây dựng: T5/2021.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2023.
– Tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45.
- Chiều dài: 64km.
- Điểm đầu: xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Điểm cuối: huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa..
- Vốn đầu tư:12.111 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Tiến độ hiện tại: đạt 36%.
- Khởi công xây dựng: T9/2020.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2021.
– Tuyến cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo.
- Chiều dài: 101km.
- Điểm đầu: TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Điểm cuối: xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Vốn đầu tư: 10.900 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe giai đoạn 1.
- Tiến độ hiện tại: đạt 34%.
- Khởi công xây dựng: T9/2020.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2022.
Dự án cao tốc Bắc – Nam chuẩn bị khởi công xây dựng
Những tuyến đường này do thay đổi phương thức đầu tư và phải mất thời gian đấu thầu nên sẽ khởi công trong tháng 6 năm 2021. Dự kiến hoàn thành xây dựng cuối năm 2023, đầu năm 2024.
– Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm.
- Chiều dài: 79km.
- Điểm đầu: Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Điểm cuối: xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
- Vốn đầu tư: 8926 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe giai đoạn 1.
- Khởi công xây dựng: T6/2021.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2023.
– Tuyến cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.
- Chiều dài: 50km.
- Điểm đầu: xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
- Điểm cuối: xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Vốn đầu tư: 5524 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe giai đoạn 1.
- Khởi công xây dựng: T1/2021.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2022.
– Tuyến cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu.
- Chiều dài: 50km.
- Điểm đầu: Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Điểm cuối: huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Vốn đầu tư: 7293 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Khởi công xây dựng: T6/2021.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2023.
– Tuyến cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn.
- Chiều dài: 43km.
- Điểm đầu: huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
- Điểm cuối: xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Vốn đầu tư: 5614 tỷ đồng (giai đoạn 1).
- Quy mô: 4 làn xe (giai đoạn 1).
- Khởi công xây dựng: T6/2021.
- Khánh thành: Dự kiến T11/2023.
Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 từ 2021 – 2025.
Sau những tín hiệu tích cực của những dự án đường bộ cao tốc phía Đông giai đoạn 1; Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu triển khai các phân đoạn còn lại để đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025.
12 dự án thành phần bao gồm: Bãi Vọt – Hàm Nghi (Hà Tĩnh); Hàm Nghi – Vũng Áng (Hà Tĩnh); Vũng Áng – Bùng (Quảng Bình); Bùng – Vạn Ninh (Quảng Bình); Vạn Ninh – Cam Lộ (Quảng Trị); Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (Bình Định); Quy Nhơn – Tuy Hòa (Phú Yên); Tuy Hòa – Vân Phong (Khánh Hòa); Vân Phong – Nha Trang (Khánh Hòa); Cần Thơ – Bạc Liêu; Bạc Liêu – Cà Mau; Hòa Liên – Túy Loan (Đà Nẵng).
Trong 12 dự án trên, đề xuất xây trước 3 phân đoạn có lưu lượng vận tải cao: Hà Tĩnh – Quảng Bình (148 km), Quy Nhơn – Nha Trang (196 km) và Cần Thơ – Cà Mau (142 km).
Hình thức đầu tư dự kiến là đối tác công tư PPP, loại hợp đồng BOT; lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong và ngoài nước. Các dự án cao tốc Bắc Nam được Chính phủ đặt nhiều tâm huyết và kỳ vọng.