Trong 4 đường vành đai TPHCM được Chính phủ quy hoạch, tổng vốn gần 250.000 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD), đến nay mới hoàn thiện một tuyến, còn lại đang xây dựng hoặc nằm trên giấy.
Mục lục
Đường vành đai 1 TPHCM – Hoàn thành 95%.
Tuyến vành đai 1 chạy xuyên tâm thành phố, kéo dài từ Phạm Văn Đồng, Bạch Đằng, Trường Sơn ; Hoàng Văn Thụ, Hồng Lạc, Thoại Ngọc Hầu, Hương lộ 2, Kinh Dương Vương, Nguyễn Văn Linh.
Chiều dài khoảng 26,4km, đi qua TP Thủ Đức và 6 Quận (Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh). Dự án phần nào cải thiện tình trạng quá tải phương tiện trong nội đô.
Tuy nhiên, một số phân đoạn thuộc tuyến vành đai 1 chưa được nâng cấp, mở rộng. Cụ thể là đoạn 3A (từ Ngã 4 Bảy Hiền – Hương lộ 2) và đoạn 3B (Hương lộ 2 – Nguyễn Văn Linh).
Đường vành đai 2 TPHCM – Hoàn thành 75%.
Tuyến đường được quy hoạch từ năm 2007 với chiều dài 64km, quy mô 6 – 10 làn xe; đi qua TP Thủ Đức, Quận 12, Quận 7, Quận Bình Tân, Quận 8 và 2 huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Thông tin cụ thể:
– Chiều dài xây dựng: 64km.
– Vốn đầu tư: 35.000 tỷ đồng.
– Phương thức đầu tư: Vốn ngân sách và đối tác công tư (PPP).
– Đã xây dựng xong: 50km.
– Chưa xây dựng: 14km. Gồm 3 đoạn:
- Đoạn cầu Phú Hữu – Ngã 4 Bình Thái – Ngã ba Linh Đông dài 6km, rộng 67m, kinh phí 14.600 tỷ đồng.
- Đoạn Ngã 3 Linh Đông – Gò Dưa dài 2,75km, rộng 60m, kinh phí 2000 tỷ đồng.
- Đoạn An Lập – Nguyễn Văn Linh dài 5,3km, rộng 60m, kinh phí 9240 tỷ đồng.
Dự án hoàn thành góp phần giảm lượng phương tiện (xe tải, container) đi vào trung tâm, giúp giải quyết bài toán giao thông cho thành phố. Đồng thời, kết nối với cụm cảng Tân Thuận; cảng Cát Lái; khu công nghệ cao Quận 9; khu công nghiệp và khu chế xuất. Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Đường vành đai 3 TPHCM – Hoàn thành 18,6%
Dự án vành đai 3 được quy hoạch cách đây 10 năm nhưng chỉ mới xây dựng được 16km. Đây là công trình giao thông trọng điểm cấp quốc gia đang bị “trì trệ” khiến Chính phủ phải liên tục thúc tiến độ.
Với chiều dài gần 90km đi qua 4 tỉnh, thành phố: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Tuyến đường kết nối các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; liên kết, phát huy hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc và quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên Vành đai 2 và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực.
– Tổng chiều dài: 90km
– Dự án thành phần: Gồm 4 đoạn:
- Nhơn Trạch – Tân Vạn: 34km.
- Tân Vạn – Bình Chuẩn: 16km.
- Bình Chuẩn – Quốc lộ 22: 19km.
- Quốc lộ 22 – Bến Lức: 21km.
– Các nút giao quan trọng:
- Cao tốc TPHCM – Long Thành.
- Cao tốc TPHCM – Trung Lương.
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành.
- Quốc lộ 22.
- Xa lộ Hà Nội.
– Phương thức đầu tư: Vốn vay ODA, sử dụng ngân sách hoặc hình thức PPP.
Vào Quý III/2021, sẽ khởi công 2 dự án thành phần 1A – 1B thuộc phân đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch. Tổng vốn đầu tư 9300 tỷ đồng, chiều dài gần 18km.
Trong đó, đề xuất xây mới cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai dài 2.209m, rộng 19,5m cho 6 làn xe lưu thông. Cầu có khoang thông thuyền 110m và tĩnh không cao 30,5m đáp ứng tàu tải trọng 5.000 tấn đi phía dưới.
Đường vành đai 4 TPHCM – Khởi công năm 2025
Tuyến đường được quy hoạch năm 2013, chiều dài 198km kết nối 5 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TPHCM; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Bình Dương và Long An).
Quy mô mặt đường rộng 6 – 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, kinh phí xây dựng 100.000 tỷ đồng chia thành 5 phân đoạn:
- Đoạn 1 (Phú Mỹ – Trảng Bom), dài 45 km, kinh phí 21.000 tỷ đồng
- Đoạn 2 (Trảng Bom – Quốc lộ 13) dài 52 km, kinh phí 24.000 tỷ đồng
- Đoạn 3 (Quốc lộ 13- Quốc lộ 22), dài 23 km, kinh phí 11.000 tỷ đồng
- Đoạn 4 (Quốc lộ 22 – Bến Lức), dài 41km, kinh phí 23.000 tỷ đồng
- Đoạn 5 (Bến Lức – Hiệp Phước), dài khoảng 36 km, kinh phí 20.000 tỷ đồng.
Trong 5 dự án thành phần mới chỉ có đoạn Bến Lức – Hiệp Phước được đề xuất nghiên cứu đầu tư. Các đoạn còn lại đang chờ đề xuất.
Mới đây, Chính phủ đã có ý kiến khẩn trương thống nhất phương án triển khai các dự án thành phần, theo hướng triển khai tối đa theo phương thức PPP (lưu ý nghiên cứu phương án thu phí tổng hợp trên toàn tuyến và phân bổ đến từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật.
Đường vành đai 4 cùng các dự án quan trọng khác sẽ tạo thành mạng lưới giao thông xuyên suốt kết nối các vùng kinh tế; rút ngắn thời gian di chuyển; giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Đặc biệt, tuyến đường sẽ kết nối các khu kinh tế trọng điểm với cảng: Hiệp Phước, cảng Long An, Phú Mỹ và sân bay Long Thành, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển, giảm chi phí logistics.
Tìm hiểu ngay:
Xa lộ Hà Nội ở đâu? Vai trò của con đường này đối với TPHCM
Đường Nguyễn Văn Linh: Đòn bẩy phát triển bất động sản Nam Sài Gòn