Khu công nghệ cao Quận 9 TPHCM – Thông tin quy hoạch 2021

Cổng chào khu công nghệ cao Quận 9

Khu Công nghệ cao Quận 9 (SHTP) được thành lập ngày 24/10/2002, là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập. Đây là nơi quy tụ nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, Nidec, … đặt văn phòng và nhà máy sản xuất.

Thông tin về Khu Công nghệ cao Quận 9

– Vị trí: Mặt tiền Xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú, Tp Thủ Đức.

– Quy mô: 912 ha.

– Liên kết vùng:

  • Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh: 12 km.
  • Cảng Cát Lái: 4km.
  • Sân bay Tân Sơn Nhất: 18km.
  • Đại học Quốc gia TPHCM: 1,5km.
  • Khu du lịch Suối Tiên: 1km.
  • Bến xe miền Đông mới: 2,5km.
  • Tuyến Metro số 1: 200m.

– Số công ty hoạt động: 23

– Cơ quan quản lý: Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

– Trưởng ban: Nguyễn Anh Thi.

Quy hoạch chi tiết Khu công nghệ cao TPHCM
Quy hoạch chi tiết Khu công nghệ cao TPHCM

Vai trò của Khu công nghệ cao Quận 9

Gần 20 năm hoạt động, vai trò của khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh càng được thể hiện rõ qua 4 trụ cột:

1. Vi điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông;

2. Cơ khí chính xác – Tự động hóa;

3. Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường;

4. Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.

Đồng thời, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh nhằm:

– Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài về công nghệ cao.

– Hình thành một Trung tâm Quốc gia về công nghệ cao, hạt nhân động lực phát triển cho Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

– Liên kết viện nghiên cứu – đại học – doanh nghiệp, nhà KH&CN trong, ngoài nước phát triển công nghệ cao.

– Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất mới có trình độ hiện đại làm hạt nhân cho nền công nghiệp Thành phố và khu vực phía Nam.

Kết quả hoạt động của Khu công nghệ cao Quận 9

– Về thu hút đầu tư:

Tính đến hết tháng 4/2019, SHTP đã cấp chứng nhận đầu tư cho 156 dự án với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,136 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 73 dự án đã đi vào hoạt động ổn định với tổng giá trị xuất khẩu lũy kế đạt khoảng 45,456 tỷ USD, đóng góp khoảng 94% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh.

Các Tập đoàn đầu tư lớn nhất bao gồm: Tập đoàn Intel (Hoa Kỳ – 1,04 tỷ USD); Tập đoàn Nidec (Nhật Bản – 296 triệu USD); Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc – 2 tỷ USD); Tập đoàn Nipro (Nhật Bản – 300 triệu USD) …

– Về hợp tác quốc tế

Chủ động hợp tác với các chuyên gia của  Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, … nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, chuyên gia mang lại không khí làm việc chuyên nghiệp, giúp công tác bồi dưỡng đào tạo nhân lực cho các viên chức tại các Đơn vị tốt hơn.

Ngoài ra, còn thu hút các chuyên gia Việt kiều đầu tư: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần CNHT Minh Nguyên; Giám đốc Tổng vụ nhân sự Công ty Nidec Sankyo Việt Nam; Giám đốc Thiết kế Công ty Cổ phần tư vấn Vita; Giám đốc Điều hành Quỹ DFJ Vina Capital; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Á Mỹ, …

– Về đào tạo nhân lực:

Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực từ vốn xã hội đã được Ban Quản lý Khu CNC cấp phép cho một số dự án, với số vốn đầu tư trung bình từ 200 tỷ đồng – 800 tỷ đồng: Viện nghiên cứu đào tạo Hutech; Viện NC CNC Nguyễn Tất Thành; Đại học Fulbright; Westgo; ĐH FPT; Trung tâm công nghệ VietJet Air,…

Một nhà máy đặt trong Công viên công nghệ cao Quận 9
Một nhà máy đặt trong Công viên công nghệ cao Quận 9

Quy hoạch xây dựng Khu công nghệ cao 2 tại TP Thủ Đức

Khu công nghệ cao 2 TPHCM được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 195 hecta thuộc Phường Long Phước, TP Thủ Đức. Khu vực quy hoạch được giới hạn bởi:

  • Phía Đông giáp rạch Bà Nghiêm, rạch Ván.
  • Phía Tây giáp sông Tắc.
  • Phía Nam giáp sông Tắc, rạch Đỏ và rạch Bà Nghiêm.
  • Phía Bắc giáp sông Tắc.

 Việc thành lập Công viên khoa học công nghệ TP là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch hình thành Đô thị khoa học công nghệ Đông Bắc Thành phố.

Tạo điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ dẫn hướng cho các ngành sản xuất công nghệ cao phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của thành phố và cả nước, có chất lượng tốt, tính cạnh tranh cao, tính bền vững thích hợp với chiến lược phát triển thị trường mục tiêu của TP trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hơn nữa, là những tác động vượt trội cho thị trường bất động sản khu Đông TP Hồ Chí Minh. Nhu cầu về nhà ở phân khúc cao cấp tăng cao do một lượng lớn chuyên gia nước ngoài về đây làm việc. Họ là những con người của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi cao về vị trí, tiện ích, chất lượng sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *