Cùng Bắc Nam Land xem ngay 5 cách tra cứu mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp mới nhất 2021. Những cách làm này hết sức đơn giản và thao tác nhanh gọn. Bắt đầu ngay thôi!
Tại sao phải tra mã số thuế? Mục đích là gì?
Mã số thuế là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc không kinh doanh nhưng có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế hoặc khấu trừ thuế tại nguồn.
Thuế là nguồn thu dùng để phát triển đất nước, chăm lo đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, đây là nghĩa vụ mà bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ.
Khi cơ quan thuế phát hiện có tình trạng trốn thuế sẽ dựa vào mã số thuế để truy thu. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý mạnh tay.
Mã số thuế sẽ giúp người lao động tra cứu các khoản thuế mình đã nộp. Khi biết số tiền đã nộp thừa hay thiếu có thể điều chỉnh chính xác. Việc kiểm tra mã số thuế cá nhân cần được thực hiện định kỳ theo tháng.
5 cách tra cứu mã số thuế cá nhân, doanh nghiệp đơn giản
Chỉ cần bạn chuẩn bị điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay có kết nối sẵn Internet. Chúng ta bắt đầu ngay thôi:
1. Truy cập website Thuế điện tử
Bước 1: Truy cập tại đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Trên màn hình trang chủ, nhấn chọn Cá nhân.
Bước 3: Tiếp tục nhấn chọn Tra cứu thông tin NNT.
Bước 4: Bạn nhập số Chứng minh nhân nhân (CMND) và Mã kiểm tra, phần Mã số thuế bỏ trống, và nhấn chọn Tra cứu. Chờ website load 5s và kết quả tra cứu sẽ hiển thị bên dưới.
2. Tra cứu website Thuế Việt Nam
Bước 1: Truy cập tại đường dẫn: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp
Bước 2: Tại thư mục Thông tin về người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) điền vào ô Số chứng minh thư/Thẻ căn cước và Mã kiểm tra.
Bước 3: Nhấn vào ô tra cứu và chờ kết quả hiển thị.
3. Tra cứu mã số thuế cá nhân tại website Mã số thuế
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn: https://masothue.vn/. Trên màn hình trang chủ chọn Tra cứu mã số thuế cá nhân.
Bước 2: Điền số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân vào ô và nhấn Tra cứu.
Bước 3: Xem kết quả hiển thị.
4. Sử dụng ứng dụng Nhắn tin trên facebook
Bước 1: Truy cập vào đường link: https://www.messenger.com/t/masothue.vn
Bước 2: Chọn nhắn tin và điền số chứng minh thư để tra cứu.
Bước 3: Một tin nhắn sẽ gửi đến bạn bao gồm các nội dung: Mã số thuế, người đại diện, địa chỉ, thời gian hoạt động, đơn vị quản lý, tình trạng thuế.
5. Sử dụng ứng dụng Tra cứu mã số thuế trên điện thoại
Bước 1: Vào App Store/CH Play tìm ứng dụng Tra cứu mã số thuế. Đăng ký thông tin và tải về.
Bước 2: Mở ứng dụng và chọn mục tra mã số thuế cá nhân.
Bước 3: Điền số CMND/CCCD và mã capcha.
Bước 4: Xem thông tin hiển thị trên màn hình.
Tại sao tôi không có mã số thuế?
Theo điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế thì đối tượng được cấp mã số thuế bao gồm:
1. Người nộp thuế là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp).
b) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
c) Đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị; chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
d) Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).
đ) Tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng được hoàn thuế, gồm: Tổ chức; cá nhân nước ngoài; tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA (sau đây gọi là Tổ chức khác).
e) Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà thầu nước ngoài) hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
g) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay).
h) Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí và tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn.
i) Hộ gia đình; nhóm cá nhân; cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới; chợ cửa khẩu; chợ trong khu kinh tế cửa khẩu).
k) Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).
l) Tổ chức và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
m) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công.
2. Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu.
3. Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
4. Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.
5. Cơ quan hải quan gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trên đây là các nội dung quan trọng về cách tra cứu mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp. Nếu anh chị có thắc mắc hãy liên hệ Cơ quan thuế gần nhất để được giải đáp.