Đường Vành đai 3 TPHCM – Động lực tăng trưởng kinh tế Đông Nam Bộ

Sơ đồ 4 phân đoạn đường Vành đai 3 TPHCM mới nhất

Đường vành đai 3 TPHCM là dự án giao thông trọng điểm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công trình đi qua Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh và Long An với chiều dài 92km. Hiện tại, chỉ mới xây dựng 15,3km đi qua tỉnh Bình Dương; 76km còn lại vừa được bố trí vốn để khép kín toàn tuyến vào năm 2026.

Thông tin dự án đường Vành đai 3 TP HCM

Bộ Giao thông vận tải cho biết, đây là tuyến đường vành đai cao tốc liên vùng, kết nối các đô thị vệ tinh của thành phố HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là điểm đầu của các tuyến cao tốc hướng tâm (TP.HCM – Mộc Bài; TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành…).. Toàn dự án sẽ được chia làm 4 đoạn với nhiều dự án thành phần khác nhau.

Tổng chiều dài:91,66km. Chia làm 4 dự án thành phần:
– Nhơn Trạch – Tân Vạn: 28,4 km.
– Tân Vạn – Bình Chuẩn: 15,3 km.
– Bình Chuẩn – Quốc lộ 22: 19,1 km.
– Quốc lộ 22 – Bến Lức: 28,86 km
Quy mô:8 làn xe cao tốc và 4 làn xe song hành 2 bên.
Tốc độ khai thác:100km/h.
Vốn đầu tư:Giai đoạn 1: 75.777 tỷ đồng.
– Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng: 41.872 tỷ đồng.
– Chi phí xây lắp và dự phòng: 33.905 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư:Vốn vay ODA, ngân sách địa phương, ngân sách trung ương.
Khởi công xây dựng:Quý IV/2023.
Thời gian hoàn thành:Giai đoạn 1 hoàn thành năm 2026.

Khởi công đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn vào Tháng 3 năm 2022

Sơ đồ đường vành đai 3 TP HCM
Sơ đồ đường vành đai 3 TP HCM

Tổng chiều dài toàn tuyến là khoảng 28,4km đi qua TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai, chia làm 2 gói thầu. Điểm đầu dự án là tại điểm Km 38 + 500 trên cao tốc Bến Lức – Long Thành. Điểm cuối dự án giao với Quốc lộ 1 giữa TPHCM – Bình Dương.

Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, hiện đang phối hợp với nhà tài trợ để chuẩn bị cho công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp dự án thành phần 1A (thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch) giai đoạn 1 của đường Vành đai 3 TP.HCM). Các thủ tục đang được đẩy nhanh tiến độ để khởi công dự án trong quý I/2022.

Dự án thành phần 1A dài khoảng 8,75km, trong đó 6,3km qua địa bàn Đồng Nai và 2,45km đi qua địa bàn TP.HCM. Điểm đầu dự án giao đường tỉnh 25B (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc địa bàn TP Thủ Đức (TP.HCM).

Dự án được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h. Tổng mức đầu tư 5.329,5 tỉ đồng, gồm nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc – EDCF và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Một đoạn đường Tân Vạn - Bình Chuẩn qua Bình Dương
Một đoạn đường Tân Vạn – Bình Chuẩn qua Bình Dương

Xây dựng 76km Vành đai 3 còn lại bằng vốn đầu tư công

Ngày 25 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng đã có văn bản chấp thuận thống nhất đầu tư công dự án đường vành đai 3 TP.HCM, trong đó kết hợp ngân sách Trung ương với địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ khép kín tuyến đường.

Qua kiểm toán thì tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án đã giảm từ 83.290 tỷ đồng xuống 75.777 tỷ đồng. Nguồn vốn được trích từ Chương trình phục hồi kinh tế hậu Covid – 19 đã được Quốc hội thông qua.

Về tiến độ, từ 2022-2023 sẽ chuẩn bị, thực hiện đầu tư; quý 4/2023 khởi công dự án. Năm 2025 thi công cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến. Đến năm 2026 sẽ hoàn thiện toàn bộ tuyến đường.

Đường Vành đai 3 TPHCM tác động tích cực đến KT – XH

Trước thực trạng đường Vành đai 3 chậm tiến độ xây dựng gần chục năm so với kế hoạch đã phê duyệt 2011 gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế – xã hội của TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế phía Nam.

Thủ tướng đã có những chỉ đạo liên tục để gỡ vướng mắc hướng đến mục tiêu khép kín đường Vành đai 2 và 3 tại TP. Hồ Chí Minh trước năm 2025. Đồng thời, lên kế hoạch khép kín đường Vành đai 4 trước năm 2030. Dưới đây là những ý nghĩa cấp thiết của tuyến đường này:

Thứ nhất, tạo hành lang phát triển kinh tế – xã hội

Cầu Nhơn Trạch thuộc dự án thánh phần 1A của đường Vành đai 3 TPHCM
Cầu Nhơn Trạch thuộc dự án thánh phần 1A của đường Vành đai 3 TPHCM

Cơ sở hạ tầng là nút thắt kìm hãm kinh tế phát triển. Khi cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết nối sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách … thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh và bền vững.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước hiện nay. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông chưa được chú trọng đầu tư đã cản trở sự giao thương giữa các tỉnh, các vùng. Vì vậy, xây dựng đường Vành đai 3 vào thời điểm này là cấp thiết và cần được ưu tiên để đầu tàu kinh tế có điều kiện bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn. Nhất là những địa phương có dự án đi qua.

Thứ hai, giảm tình trạng kẹt xe cho đường Vành đai 2 TPHCM

Thực trạng giao thông hiện nay tại TP Hồ Chí Minh là thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là ở những tuyến đường cửa ngõ. Điều này gây nên sự lãng phí về thời gian, tiền bạc trong việc lưu thông hàng hóa.

Đường Vành đai 2 hiện tại đang có nhiều xe container chạy chung với xe ô tô, xe máy. Mỗi năm trên tuyến đường này có hàng chục vụ tai nạn giao thông khiến nhiều người chết và bị thương. Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người đi đường là rất lớn.

Vì vậy, xây dựng đường Vành đai 3 được kỳ vọng sẽ giảm bớt tình trạng tắc đường và tai nạn giao thông. Bởi khi hoàn thành, các xe container sẽ phải đi trên đường Vành đai 3.

Thứ ba, kết nối tới các khu đô thị vệ tinh tương lai

Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng quá tải, vì vậy theo quy hoạch thì thành phố sẽ phát triển theo hướng đa tâm để vừa thực hiện kế hoạch giãn dân vừa phát triển kinh tế xã hội.

Thực tế cho thấy đường Vành đai 3 được quy hoạch đi qua 2 khu đô thị vệ tinh ở phía Đông thành phố như Aqua City; Vinhomes Grand Park; Nhơn Trạch Newcity; … Và trong tương lai sẽ còn nhiều dự án khác được triển khai thực hiện tại Bình Dương hay Long An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *